Triển vọng của dòng bất động sản hàng hiệu – Non-hotelier ở Việt Nam

Triển vọng của dòng bất động sản hàng hiệu - Non-hotelier ở Việt Nam

Trong khi dự án bất động sản hàng hiệu trên thế giới đang nở rộ thì tại Việt Nam cũng đang manh nha loại hình Non – hotelier.

Bất động sản hàng hiệu xa xỉ được giới nhà giàu săn đón ở Hollywood

Savills cho hay, bất động sản hàng hiệu có thể chia thành2 nhóm chính, gồm có “hotelier” và “non-hotelier”.

Sự khác biệt lớn nhất của hotelier và non-hotelier chính là thương hiệu hợp tác. Trong đó, bất động sản thuộc nhóm “hotelier” thường sẽ gắn liền với một thương hiệu khách sạn quốc tế. Nhưng bất động sản thuộc “non-hotelier” cũng mang thương hiệu xa xỉ nhưng lại không thuộc ngành khách sạn. Nó tập hợp rất nhiều thương hiệu đình đám, ở mọi ngành hàng xa xỉ.

Một số thương hiệu xa xỉ thuộc non – hotelier có thể kể đến như ngành công nghiệp xe hơi Tonino Lamborghini, Porsche hay Missoni, Elie Saab, Versace, Armani – các tên tuổi thời trang danh tiếng. Ngoài ra, tòa nhà của Donald Trump – căn hộ mang “thương hiệu cá nhân” cũng được xem là một bất động sản hàng hiệu thuộc nhóm này.

Trên thế giới, bất động sản non-hotelier phổ biến đã lâu. Thậm chí, đây còn là xu hướng được nhiều ngôi sao Hollywood rất ưa chuộng. Không thể không nhắc tới Victoria và David Beckham. Những ngôi sau này từng chi gần 20 triệu USD để mua một căn hộ penthouse tại tòa tháp One Thousand Museum nằm ở trung tâm TP Miami. Zaha Hadid – người phụ nữ đầu tiên được trao giải thưởng kiến trúc Pritzker vào năm 2004 chính là người thiết kế tòa căn hộ này.

Hay như Lionel Messi – ngôi sao bóng đá cũng từng chi tiền để mua căn hộ “non-hotelier” gần bãi biển Miami. Căn hộ có giá gần 10 triệu USD, nằm trong tòa tháp Porsche Design Tower đến từ thương hiệu xe hơi đắt đỏ Porsche.

Nở rộ “non-hotelier”

Dữ liệu của Savills cho thấy, hơn 100 dự án bất động sản hàng hiệu ra mắt trên thế giới trong năm 2020. Và nằm trong số đó là nhiều dự án “non-hotelier” đến từ những tay chơi ngoại đạo. Trong 1 thập kỷ, từ 2010 – 2020, mô hình này đã tăng trưởng mạnh từ 11% lên 16%. Nhưng mảng bất động sản này được cho là còn tiềm năng rất lớn.

Theo dự báo của chuyên gia Savills, sẽ có 11 thương hiệu non-hotelier gia nhập thị trường vào năm 2025. Và giá trung bình của những bất động sản thuộc danh mục “non-hotelier” cao hơn 25% so với những sản phẩm tương tự không có thương hiệu.

Giới chuyên gia nêu quan điểm, “non-hotelier” giúp giới thượng lưu khẳng định cá tính và niềm đam mê thương hiệu của bản thân với những phong cách khác biệt. Người sở hữu bất động sản non-hotelier sẽ có những quyền lợi khác biệt so với hotelier.

Dự án The Rivus – khu dinh thự nổi đầu tiên của Elie Saab tại châu Á (Ảnh: Masterise Homes).

Ví dụ, khi trở thành chủ nhân căn hộ hàng hiệu tại tòa tháp Porsche Design (Miami), họ sẽ trở thành người duy nhất trên thế giới được trải nghiệm “sky-garage” – chiếc thang máy đưa siêu xe từ mặt đất lên tới căn hộ của họ.

Trong 5 năm tới, theo nhận định của các chuyên gia Savill, bất động sản hàng hiệu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, đa dạng hơn. Năm 2026, dự kiến số lượng dự án bất động sản hàng hiệu được đánh giá sẽ tăng gần 100%. Trong đó, có sự góp mặt của nhiều tay chơi “non-hotelier”.

Tại Việt Nam, phân khúc “non-hotelier” mới bắt đầu manh nha. Masterise Homes mới đây trở thành đơn vị đầu tiên hợp tác với thương hiệu thời trang quốc tế Elie Saab ra mắt một dự án bất động sản “non-hotelier”. 

Elie Saab là thương hiệu thời trang được thành lập vào năm 1982, có 2 trụ sở chính đặt tại Beyrouth (Libăng) và Paris (Pháp). Trên thị trường bất động sản, thương hiệu từng ghi dấu với nhiều dự án bất động sản hàng hiệu “non-hotelier” tại Dubai, Ai Cập, London…

Việc Elie Saab và Masterise Homes hợp tác với nhau được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xu hướng “non-hotelier” tại thị trường Việt Nam với những dự án bất động sản hàng hiệu khác biệt.

Exit mobile version