Ngân hàng trung ương Indonesia – Đồng CBDC đối đầu với đồng Bitcoin

Ngân hàng trung ương Indonesia - Đồng CBDC đối đầu với đồng Bitcoin

“Đồng CBDC – Tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung Ương quốc gia sẽ là công cụ trong nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến việc áp dụng tiền điện tử trong các giao dịch tài chính”, theo trợ lý thống đốc của Ngân hàng Trung Ương Indonesia – Juda Agung cho biết.

Các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng Trung Ương quốc gia (CBDC), hay còn được coi như là phiên bản kỹ thuật số của các đơn vị tiền tệ quốc gia, được ra mắt như là lời phản hồi của các cơ quan cầm quyền tới sự phát triển ngày càng tăng của việc áp dụng tiền điện tử trong giao dịch. Theo Ngân hàng Trung Ương Indonesia, đồng CBDC sẽ là một công cụ hữu nghiệm và thiết yếu trong cuộc đấu tranh với các loại tiền điện tử.

Như những gì trợ lý thống đốc Ngân hàng Trung Ương Indonesia – Juda Agung trả lời trong một cuộc họp quốc hội gần đây, Ngân hàng Indonesia đang xem xét về việc ra mắt một đồng rupiah kỹ thuật số để “chiến đấu” lại với các loại tiền điện tử nổi trội trong các giao dịch ở thời điểm hiện tại, một cái tên tiêu biểu có thể được nhắc đến là đồng Bitcoin (BTC).

Ngân hàng Trung Ương Indonesia

Đồng CBDC đối đầu với đồng Bitcoin

“Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương quốc gia sẽ là một trong các công cụ được sử dụng để chống lại tiền điện tử. Giả sử trong trường hợp rằng các công dân cảm thấy đồng CBDC đáng tin cậy hơn các loại tiền điện tử khác. Nó sẽ trở thành một phần trong nỗ lực của chính phủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc áp dụng tiền điện tử trong các giao dịch tài chính”, trợ lý thống đốc này tuyên bố trong bài báo đăng vào ngày 30 tháng 11 của Bloomberg.

Quan chức này tuyên bố, ở thời điểm hiện tại, bất chấp các ảnh hưởng nghiêm trọng của nó lên hệ thống tài chính, các loại tiền điện tử như Bitcoin đang được giao dịch rộng rãi cùng với các hợp đồng hàng hóa tương lai, chịu dưới sự quản lý của Bộ thương mại .

Tin tức này được đưa ra ít ngày sau khi Hội đồng Quốc gia Ulema (MUI), hội đồng Hồi giáo cao cấp nhất của Indonesia, đưa ra báo cáo rằng, theo các nguyên lý của đạo Hồi giáo, các loại tiền điện tử như đồng Bitcoin được cho là “haram” – bất hợp pháp. Nhánh East Java, một trong các chi nhánh của Hội đồng quốc gia Ulema, trước đây đã đưa ra lời tuyên bố vào cuối tháng 10 cho rằng việc sử dụng các loại tiền điện tử là bất hợp pháp.

Theo các báo cáo trước đây, chính phủ Indonesia đang có một lập trường lẫn lộn đối với các quy định về tiền điện tử. Ở thời điểm hiện tại, các cơ quan chính quyền địa phương đã đưa ra lựa chọn rằng họ sẽ giữ lại các giao dịch tiền điện tử và coi chúng như là các giao dịch hợp pháp, mặc dù ở thời gian trước đây, vào năm 2017, các giao dịch thanh toán bằng tiền điện tử đã bị cấm ở quốc gia này.

Vào tháng 4 năm 2021, Cơ quan quản lý giao dịch các hợp đồng hàng hóa tương lai Indonesia – Bappebti đã đưa ra thông báo rằng, trong nửa cuối năm 2021, họ sẽ cho ra mắt một sàn giao dịch tiền điện tử mới, được hậu thuẫn bởi chính phủ Indonesia.

Ở thời điểm hiện tại, trong khi giữ lập trường lẫn lộn về ngành công nghiệp tiền điện tử, những người lãnh đạo quốc gia Indonesia cũng đã bắt đầu chú ý về đồng tiền điện tử tiềm năng, CBDC. Vào tháng 5 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Indonesia – Perry Warjiyo đã đưa ra công bố về một kế hoạch ra mắt một loại đồng rupiah kỹ thuật số như là công cụ thanh toán hợp pháp ở quốc gia này.

Rõ ràng, chúng ta có thể thấy, các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương quốc gia – CBDC, ví dụ như là đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc, được thiết kế với một trong những các chức năng chính là để cản trở sự áp dụng rộng rãi của các loại tiền điện tử. Indonesia không chỉ là quốc gia duy nhất nghĩ rằng đồng CBDC có thể giúp chính phủ của họ chống lại sự phát triển mạnh mẽ của các loại tiền điện tử.

“Các đồng CBDC nên phục vụ cho các chính phủ như là các lựa chọn tốt để thay thế các loại tiền điện tử phi tập trung”, Thống đốc của Ngân hàng Trung Ương Nga, Elvira Nabiullina cũng đã nói trong một bài báo gần đây.

Theo: cointelegraph

Exit mobile version