Đồng RUB lấy lại “phong độ”

Đồng RUB lấy lại phong độ

Giá trị đồng Rub đã dần lấy lại phong độ cho thấy, các biện pháp kiểm soát của Nga dường như đã có sự hiệu quả nhất định.

Dự báo về phong độ của đồng RUB

Trading Economics cung cấp dữ liệu cho thấy, tỷ giá hối đoái của cặp RUB/USD đang dần phục hồi về giai đoạn trước khi nổ ra cuộc chiến ở Ukraine.

Trong hôm nay, giá trị của đồng RUB đang tiếp tục mở rộng đà tăng. Hiện tại, 88,25 RUB có thể đổi lại 1 USD. So với thời điểm trước ngày 24/2, giá đồng RUB chỉ thấp hơn khoảng 10% so với USD.

Trước đó, giá đồng RUB giảm một cách tệ hại ở 2 tuần chiến sự đầu tiên. Được biết, tỷ giá hối đoái của RUB sụt giảm 33%. Thời điểm đó, 132 RUB chỉ đổi được 1 USD.

Dù thước đo sức mạnh của USD là giá dầu thô cùng chứng khoán Nga sụt giảm nhưng giá trị của đồng RUB vẫn tăng 0,86%.

Theo người đứng đầu bộ phận phân tích ngoại hối tại Monex – Simon Harvey thì đà tăng lần này có thể sẽ tồn tại trong thời gian ngắn. Nguyên nhân bởi thị trường giao ngay không còn sôi nổi như trước. Ông này còn cho rằng, mức giao ngay ở hiện tại khó có thể duy trì nếu thị trường nước ngoài đang hoạt động hết công suất.

Đồng RUB được tiếp sức như thế nào?

Ngân hàng Trung ương Nga đã cho tiến hành triển khai một loạt biện pháp để ổn định cũng như hạn chế tác động của lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt, trong đó phải kể đến việc kiểm soát vốn để tránh chảy dòng tiền mặt ra nước ngoài.

Mới đây, hôm 24/3, Nga tuyên bố về việc sẽ xem xét kế hoạch giao dịch khí đốt tự nhiên bằng đồng RUB. Chính điều này đã nâng giá trị của đồng RUB và hạ nhiệt tỷ giá cặp RUB/USD.

Theo như chuyên viên phân tích cấp cao của Rystad Energy – Vinicius Romano, nhận định, người mua khí đốt sẽ phải mua đồng RUB – đồng tiền bị sụt giá tự do trước đó để thanh toán.

Ở diễn biến mới nhất, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã từ chối mua khí đốt của Nga bằng đồng RUB. Bộ trưởng Năng lượng Đức tuyên bố, G7 không chấp nhận thanh toán khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng RUB.

Robert Habeck – Bộ trưởng Kinh tế Đức nói rằng, tất cả bộ trưởng G7 có cùng quan điểm cho rằng, đây là hành động đơn phương, vi phạm các thỏa thuận hiện có. Vị này cho rằng đây là hành động không thể chấp nhận được, đồng thời kêu gọi các công ty bị ảnh hưởng không thực hiện yêu cầu của Nga.

Trong khi đó, Dmitry Peskov- phát ngôn viên của Điện Kremlin tuyên bố tại buổi họp báo ngày 28/3, nếu khách hàng châu Âu từ chối thanh toán bằng đồng nội tệ của Nga, Moskva sẽ không làm từ thiện.

Chiến lược gia tiền tệ tại Wells Fargo – Brendan McKenna nêu quan điểm, đồng RUB thời gian gần đây tăng trưởng, là dấu hiệu cho thấy các biện pháp kiểm soát phát huy tác dụng.

McKenna nói thêm, các biện pháp này nhằm giữ USD trong nước và hạn chế hoạt động chuyển RUB sang USD. Theo đó, các chính sách kiểm soát vốn sẽ hỗ trợ đồng nội tệ, đồng thời ổn định tiền tệ trước lực bán mạnh.

Exit mobile version