Đồng ruble Nga đang trong trạng thái phục hồi bất chấp dính đòn đau từ Mỹ và phương Tây, bất chấp các dự đoán trước đó về tương lai xám xịt của đồng tiền Nga.
Sự phục hồi bất ngờ của đồng ruble
Sau khi thông báo xung đột của Nga tại Ukraine, đồng ruble mất 50% giá trị chỉ sau đó 1 tháng, các ngân hàng rơi vào trạng thái bận rộn khi người dân xếp hàng dài để rút tiền mặt.
Song, có vẻ như đồng ruble đang hồi phục mạnh mẽ khi Tổng thống Putin bắt đầu cuộc chơi mới với năng lượng dầu khí và các vấn đề liên quan đến nhập khẩu.
Nhiều đồn đoán xung quanh việc đồng tiền Nga đang trỗi dậy mạnh mẽ, chuyên gia phân tích tài chính Ulrich Leuchtmann đến từ ngân hàng Commerzbank cho biết: “Sự phục hồi của đồng ruble sẽ không là tiếng nói của thị trường về triển vọng dài hạn tại Nga”.
“Các yếu tố thị trường không thể làm kim chỉ nam cho đồng rouble mà Nga đang thực hiện với euro hay USD, nhất là khi sẽ không có nhà đầu tư nào dùng tiền tệ của họ để mạo hiểm với 1 quốc gia dính thẻ đỏ trên sân chơi tài chính toàn cầu”, Ulrich Leuchtmann nhấn mạnh.
Kể từ khi xung đột bắt đầu và chưa có hồi kết, đồng ruble trở thành phương tiện kết nối thương mại chủ yếu trong nước và các quốc gia thân thiện với Nga mặc dù khối lượng giao dịch vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
JPMorgan cho hay, các ngân hàng phương Tây đã rút ngắn hạn mức tín dụng đối với người dùng Nga gián tiếp tạo bức tường giữa họ và nước Nga. Chỉ khi đồng ruble phục hồi, khoảng cách giá giữa các thị trường có vẻ được thu hẹp dần.
Theo Refinitiv, đồng ruble ở thị trường nước ngoài đã tăng lên 75 ruble/USD. Trước đó, vào ngày 29/3, đồng ruble đã tăng 2%. Có thời điểm, nó được quy đổi ở mức 103,7 ruble/USD (mức cao nhất tính từ ngày 28/2).
Về phía Nhà Trắng, họ cho rằng Moscow đang cố chứng minh đồng tiền truyền thống của Nga tăng giá một cách đáng ngờ.
Đồng ruble không thực sự hồi sinh?
Để đối phó với các lệnh trừng phạt sâu rộng, Thống đốc ngân hàng trung ương Nga – bà Elvira Nabiullina đã tăng lãi suất ngắn hạn lên 20% vào ngày 28/2/2022 với hy vọng chỉ số lạm phát chỉ nên ở mức mục tiêu vào năm 2024.
Ngân hàng Trung ương Nga thông báo công dân có tài khoản ngoại tệ sẽ không được phép rút hơn 10.000 USD trong vòng 6 tháng, các ngân hàng cũng không được phép bán ngoại tệ.
Tại nước Nga, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thể bán cổ phiếu – đây là 1 trong những nỗ lực của chính phủ Nga chống thất thoát dòng tiền ra bên ngoài lãnh thổ để bảo vệ nền tài chính đang bị lệnh trừng phạt bóp nghẹt.
Trong động thái kiên quyết đáp trả Mỹ và phương Tây, vào ngày 29/3, Tổng thống Vladimir Putin đề nghị các quốc gia nằm trong danh sách “không thân thiện” phải thanh toán hóa đơn nhập khẩu khí đốt Nga bằng đồng ruble.
Chuyên gia tài chính Minna Kuusisto thuộc ngân hàng Danske Bank cho biết: “Các nước châu Âu sẽ không sẵn sàng làm điều này, bởi nó đồng nghĩa với việc họ sẽ gián tiếp chắp cánh nâng giá trị đồng ruble lên cao”.
Mọi nỗ lực của Tổng thống Putin nhằm củng cố vị thế tiền tệ vô cùng chính xác: Tiền tệ có thể hoạt động tốt kể cả khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, miễn là vị thế trong lĩnh vực thanh toán của đồng tiền ấy vẫn được củng cố dài hạn.
Tuy nhiên, trong dài hạn, nếu vấn đề khí đốt được phương Tây và EU giải quyết triệt để, thế nhưng đối với tình hình hiện tại, liệu giá trị đồng ruble có thực sự “phượng hoàng hồi sinh” khi mà các khoản vay hàng trăm tỷ USD cùng với nguồn ngoại hối bị đóng băng đang khiến nước Nga phải chịu cơn đau dai dẳng?
Zoe (Nguồn Reuters)