Nhờ biện pháp kiểm soát tiền tệ, đồng ruble Nga dần lấy lại giá trị

Nhờ biện pháp kiểm soát tiền tệ, đồng ruble Nga dần lấy lại giá trị

Nhờ biện pháp kiểm soát tiền tệ, đồng ruble Nga dần lấy lại giá trị

Đồng ruble Nga đã tiếp tục tăng giá trong ngày 13 tháng 5 vừa qua, với giá trị có thời điểm đã vượt qua mức 63 ruble/USD. Đây là lần đầu tiên đồng ruble vượt qua mức này kể từ tháng 2 năm 2020.

Đồng ruble Nga đang dần lấy lại giá trị

Theo đó, vào ngày 13 tháng 5, đồng ruble Nga được nhận định là chạm mức cao nhất trong vòng 5 năm qua so với đồng euro.

Sở dĩ đồng nội tệ Nga có sự phục hồi như vậy phần lớn là do các biện pháp kiểm soát tiền tệ chặt chẽ mà Moskva đang áp dụng với quốc gia này. Cụ thể, họ yêu cầu những khách hàng giao dịch khí đốt tại châu Âu phải thanh toán bằng đồng ruble. Biện pháp được đưa ra nhằm bảo vệ đồng nội tệ, sau khoảng thời gian ruble phải gánh chịu hàng loạt biện pháp cấm vận từ phương Tây, liên quan đến cuộc giao tranh Nga – Ukraine.

Vào đầu phiên giao dịch, tỷ giá trao đổi giữa đồng ruble và đồng euro ghi nhận ở mức 64,9425 ruble/euro. Kể từ giữa năm 2017, đây là tỷ giá cao nhất của đồng nội tệ Nga so với đồng euro. Tuy nhiên, tiếp tục phiên giao dịch, đồng ruble đã “bay màu” 0,8% giá trị, đứng lại ở mức 65,80 ruble/euro.

Trước đó, nhóm phân tích của ngân hàng Promsvyazbank từng đưa ra dự đoán, đồng ruble Nga sẽ tăng lên mức cao hơn trong ngày. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, đồng nội tệ Nga nhiều khả năng sẽ hồi phục về mốc 65 ruble/USD vào cuối phiên giao dịch.

Đồng ruble Nga phục hồi giá trị còn do các công ty chuyên xuất khẩu chuyển đổi nguồn thu ngoại tệ của họ, trong bối cảnh nhu cầu ngoại hối bị hạn chế do nhập khẩu vào Nga suy giảm.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng chia sẻ rằng, giá trị đồng ruble Nga là minh chứng cho thấy, đồng nội tệ vẫn hoạt động hiệu quả trước cách lệnh trừng phạt gay gắt từ phương Tây.

Đồng ruble Nga đã có pha phục hồi giá trị ngoạn mục, cho thấy đồng nội tệ vẫn hoạt động hiệu quả trước các lệnh trừng phạt

Sự phục hồi này liệu có bền vững?

Tuy nhiên, trước sự phục hồi giá trị của đồng ruble, một số nhà chiến lược nghi ngờ sự tăng giá này là không ổn định, do nhiều cửa hàng giao dịch tiền tệ đã không còn dùng tỷ giá đồng ruble trong nước, trong bối cảnh đồng tiền này có sự chênh lệch lớn về tỷ giá trên thị trường quốc tế.

Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố số liệu cho thấy, dự trữ ngoại hối của quốc gia này đã đạt 590 tỷ USD, giảm từ mức kỷ lục 643 tỷ USD giai đoạn trước giao tranh Nga – Ukraine.

Exit mobile version