Động thái mới của Nga về thị trường tiền mã hóa

Nga không có kế hoạch cấm hoàn toàn tiền mã hóa

Không giống Trung Quốc, mặc dù việc thanh toán tiền mã hóa bị cấm nhưng Nga hoàn toàn không có kế hoạch “phong sát” Bitcoin.

Nga là quốc gia thực thi lệnh cấm thanh toán bằng tiền mã hóa, tuy nhiên, nước này không có ý định cấm hoàn toàn giao dịch trên các sàn điện tử lớn.

Ngày 12/10, Alexey Moiseev – Thứ trưởng tài chính của Liên bang Nga, cho biết, ông tin rằng công dân Nga sẽ tiếp tục được phép mua và bán tiền mã hóa bên ngoài đất nước trên các sàn giao dịch nước ngoài mà không bị đe dọa pháp lý.

Nga không có lý do gì để công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp

Trong khi đó, Dmitry Peskov – đại diện chính thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đáp trả khi tuyên bố rằng Nga không có lý do gì để công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp.

Công dân Nga có thể mở ví giao dịch ngoài nước, nhưng nếu họ hoạt động trong nước thì sẽ phải chịu các lệnh cấm trong tương lai gần. Với chính phủ, việc chấp nhận Bitcoin như 1 loại tiền tệ chính thống có thể tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, một số quan chức Nga cho rằng việc sử dụng đồng rúp kỹ thuật số do ngân hàng trung ương của đất nước phát hành (CBDC) sẽ không gây ra rủi ro tài chính tương tự như Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác.

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Nga về Thị trường Tài chính khẳng định CBDC của Nga có thể trở thành một phần không thể thiếu của các khu định cư quốc gia vào năm 2024.

Nga không có kế hoạch cấm hoàn toàn tiền mã hóa.

Không chấp nhận Bitcoin nhưng không cực đoan như Trung Quốc trong chính sách chống tiền mã hóa, động thái của Nga được cho là khá mềm mỏng với thị trường và không khiến các nhà đầu tư “tụt huyết áp”.

Trong trận chiến tiền điện tử, Trung Quốc được coi là quyết liệt nhiết khi cấm hoàn toàn Bitcoin ở đất nước tỷ dân. Hành động này đã khiến rất nhiều nền tảng tiền mã hóa đang lần lượt “tháo chạy”. 

Lệnh cấm này nghiêm trọng và triệt để hơn rất nhiều so với những nỗ lực pháp lý trước đó, bằng chứng thể hiện qua việc nhiều sàn giao dịch như Huobi, KuCoin, CoinEx,… đã phải thông báo dừng cuộc chơi.

Hai tên miền CoinGecko và CoinMarketCap đều bị chặn bởi “tường lửa” (Great Firewall) của Trung Quốc. Các hội nhóm thợ đào lớn và các công ty khác trong lĩnh vực tiền mã hóa của đất nước tỷ dân cũng phải tuyên bố dừng hoạt động vô thời hạn.

Trong diễn biến mới nhất, sau Weibo và Baidu, đến lượt ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc là WeChat chặn tìm kiếm các từ khóa về sàn tiền mã hóa.

Tuy nhiên, chúng ta ngầm thừa nhận rằng, “cuộc chơi” Bitcoin vào thời điểm hiện tại đang dần chuyển biến qua giai đoạn mới. Sức hấp dẫn đầy biến động của Bitcoin và những đồng tiền điện tử khiến nhiều nhà đầu tư “say mồi” mãi không thể thoát ra khỏi vòng xoay tiền tệ.

Bị coi là đồng tiền đầu cơ nhưng vì nó dễ kiếm tiền nên các nhà đầu tư hay ngay cả những ông lớn tài chính không thể lựa chọn sự rời bỏ cuộc chơi này. Giờ đây, sau hơn 10 năm Bitcoin được đưa vào khai thác, hầu hết đồng tiền này đều được kiểm soát chặt chẽ bởi nhóm phát triển và các nhà đầu tư lớn. Chúng ta có quyền kỳ vọng rằng, trong tương lai, Bitcoin sẽ lớn mạnh không ngờ với nhiều diễn biến thú vị.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Tổng hợp)

Exit mobile version