Động thái mới nhất của Apple có thể đe dọa nền tảng DeFi

Apple làm rung chuyển các hệ thống DeFi?

Apple mở rộng dịch vụ tài chính với khoản tiết kiệm lãi suất 4,5% APY có thể khiến nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) bị lung lay.

Lệnh Stop loss là gì? Ưu điểm và hạn chế nhà đầu tư cần biết

Khi gã khổng lồ công nghệ Apple mở rộng cuộc chơi ra mảng tài chính chắc chắn sẽ khiến các đối thủ khác phải lo sợ.

Theo đó, khách hàng có thể mở tài khoản tiết kiệm lãi suất cao thông qua tài khoản thẻ tín dụng của Apple (Apple Card) và các tài khoản tiết kiệm không yêu cầu số tiền gửi tối thiểu, được FDIC bảo đảm.

Không cần yêu cầu tiền gửi hay số dư tối thiểu, số dư tối đa cho phép đối với mỗi tài khoản là 250.000 USD. 

Khách hàng không thể chi tiêu trực tiếp từ tài khoản tiết kiệm của Apple mà cần chuyển sang tài một khoản chuyên sử dụng để thanh toán hoặc Apple Cash (dịch vụ ví của Apple giúp khách hàng nhận tiền, gửi và thanh toán tiền thông qua ứng dụng).

Với tỷ lệ lợi nhuận hàng năm lên tới 4,5%, gói tiết kiệm của Apple sẽ đe dọa thị trường DeFi. 

Có người mạnh dạn cho rằng, động thái mới của Apple có thể gây ra sự thay đổi trong ngành và buộc các nền tảng DeFi phải thay đổi chiến lược kinh doanh của mình nếu muốn tồn tại. 

Đối tác của Apple với chính là gã khổng lồ tài chính đầu tư Goldman Sachs. Goldman Sachs sẽ chịu trách nhiệm quản lý. Đây cũng chính là lý do khiến người gửi cảm thấy an toàn và đặt niềm tin trong các giao dịch tài chính. 

Ngoài tài khoản tiết kiệm lãi suất cao, người dùng Apple Cash sẽ hưởng lợi từ việc hoàn lại tiền mua hàng với 1%/giao dịch và 2% đối với tiền mặt được thực hiện bằng Apple Pay. 

Đối với những cá nhân muốn tối đa hóa phần thưởng của mình, nếu các giao dịch được thực hiện với 1 nhà bán lẻ cố định, người dùng sẽ được hoàn lại 3% giá trị bằng tiền mặt. 

Apple làm rung chuyển các hệ thống DeFi?

Khi Apple mở rộng sang mảng dịch vụ tài chính, câu hỏi được đặt ra rằng liệu đây có phải hành động khiến thị trường DeFi bị đe dọa hay không?

Mặc dù DeFi có thể cung cấp lãi suất cao cho người gửi tiết kiệm (staking coin), tuy nhiên vì nó không hoạt động trên nền tảng tài chính truyền thống mà được xây dựng trên blockchain không được quản lý nên rủi ro bảo mật hay tấn công cũng khá cao. Giao thức tài chính phi tập trung chỉ an toàn khi các hợp đồng thông minh được lập trình hoàn chỉnh, không bị lỗi mã hóa. Tuy nhiên, lỗi mã hóa và bị hack là chuyện phổ biến thường xảy ra. Trong năm 2022,

Ngoài ra, việc tìm các ứng dụng phù hợp nhất cho một trường hợp sử dụng cụ thể vẫn là khó khăn với người dùng và đòi hỏi người dùng phải có khả năng tìm ra những lựa chọn tốt nhất. Việc xây dựng các ứng dụng đã khó, nhưng để chúng dễ dùng trong một hệ sinh thái phi tập trung rộng lớn còn là thách thức lớn hơn.

Apple và Goldman Sachs có thể dễ dàng lô kéo tệp khách hàng bấy lâu vẫn lựa chọn DeFi để chuyển sang Apple, hướng tới việc gửi tiền tiết kiệm truyền thống. 

Nếu xét về lợi suất APY, tài chính phi tập trung vẫn có mức lãi suất ưu đãi hơn so với Apple. Song, với việc các tổ chức doanh nghiệp truyền thống như Apple tham gia vào thị trường “staking”, DeFi có thể sớm phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt.  

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác. 

Exit mobile version