Tại sao đồng yên Nhật Bản không còn là “nơi trú ẩn an toàn”?

Trong tám năm qua, từ vị thế ông vua trong giới tài sản trú ẩn an toàn, đồng yên Nhật Bản đã đánh mất hào quang của mình như thế nào?

Tháng 3/2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng yên Nhật Bản tăng giá liên tục trong nhiều ngày khi nhà đầu tư tìm kiếm bất động sản an toàn giữa căng thẳng địa chính trị. Một nguyên lý cơ bản trên thị trường toàn cầu: bất kỳ biến động tồi tệ nào xảy ra, nhà đầu tư sẽ đổ xô tích trữ đồng yên. Điều này là do vị thế “chủ nợ” lớn nhất thế giới trong vòng nhiều thập kỷ liên tiếp của xứ sở hoa anh đào.

Đồng yên Nhật Bản lao dốc trong thời kỳ biến động

Tháng 3/2022, căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine một lần nữa leo thang, nhưng đồng yên Nhật Bản đã không còn là tài sản trú ẩn an toàn trong mắt giới đầu tư. Hiện nay, Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên, đồng yên Nhật không còn được chào đón như xưa.

Đồng yen Nhật Bản đã mất giá nhiều hơn so với các đồng tiền chính khác khi căng thẳng Nga-Ukraine tác động đến nền kinh tế toàn cầu, một dấu hiệu cho thấy đồng tiền này có thể đã mất đi sức hấp dẫn như “một nơi trú ẩn an toàn” trong thời kỳ bất ổn.

Nguyên nhân khiến đồng yên Nhật suy yếu mạnh được cho là do giới đầu tư lo ngại việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất sẽ nới rộng khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ, từ đó dẫn tới việc dòng tiền chảy khỏi Nhật Bản.

 Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quyết định này hoàn toàn đi ngược với các ngân hàng trung ương lớn khác như Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hay Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB). Quyết định trái ngược nhau khiến đồng yên giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm so với đồng đô la.

Có thể thấy, thặng dư tài khoản vãng lai quốc gia phần lớn là do dòng tiền từ tài sản nước ngoài đổ vào thay vì năng lực xuất khẩu được ca tụng của các công ty Nhật Bản. Gần đây, Nhật Bản đang trải qua thặng dư thương mại do chi phí năng lượng nhập khẩu liên tục tăng cao.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế chốt mức nợ công của chính phủ Nhật Bản ở mức 259% tổng sản phẩm quốc nội năm ngoái. Nếu lợi suất tăng đột biến, gánh nặng tài chính sẽ đặt ra những câu hỏi về tính ổn định. Một vấn đề khác là các công ty Nhật Bản đã thực hiện các vụ mua lại kỷ lục ở nước ngoài trước đại dịch nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường nội địa, điều này cũng khiến dòng chảy ngoại tệ ra ngoài ồ ạt.

Exit mobile version