Dữ liệu on-chain là gì? 7 biểu đồ on-chain cho vĩ mô & vi mô

ViMoney-Dữ liệu on-chain

ViMoney-Dữ liệu on-chain

Một trong những công cụ đặc biệt của thị trường Crypto đó chính là dữ liệu on-chain. Vậy nó là gì làm các nào sử dụng nó? Hãy cùng ViMoney chúng mình tìm hiểu nào.

Dữ liệu on-chain là gì? 7 dữ liệu on-chain cho vĩ mô & vi mô

Dữ liệu on-chain là gì

Dữ liệu on-chain là dữ liệu được lấy trên chuỗi blockchain. Dịch từ 2 từ là on nghĩa là trên và chain là chuỗi trong từ blockchain. Và đây là thông tin minh bạch được tổng hợp từ mạng blockchain được các node của mạng blockchain đó xác thực.

Và ta có ưu điểm và nhược điểm của dữ liệu như sau:

Và các công cụ có thể xem dữ liệu on-chain trên blockchain explorer như etherscan,… và các bên cung cấp dữ liệu này như CryptoQuant hay Glassnode.

Dữ liệu on-chain phân tích vĩ mô

Đầu tiên ta đến với loại dữ liệu phân tích vĩ mô tức là các phần dữ liệu on-chain này giúp ta nhìn được chuyển động chung của thị trường. Và phần bên dưới là chúng mình sử dụng CryptoQuant.

Bitcoin Exchange flow

Đâu tiên ta đến với các chỉ số lượng BTC trên sàn của BTC như sau:

Ảnh dữ liệu on-chain BTC exchane flows

Như hình trên vào 6/6/2022 thì lượng Outflow lớn hơn lượng Inflow nên lượng Netflow trên sàn đã giảm. Cho thấy giá BTC mặc dù giảm nhưng lượng BTC rút khỏi sàn lại tăng

Rằng việc giảm càng giảm của BTC càng nhiều BTC được rút khỏi sàn. Nhưng điều này không có nghĩa là giá BTC tương lai sẽ tăng vì dữ liệu on-chain cho thấy hành động của nhà đầu tư đã xảy ra chứ không phải sắp xảy ra.

BTC Exchange Reserve

Khá giống với BTC Exchange Flow là lượng BTC được nạp rút khỏi sàn giao dịch thì đây là dữ liệu cho thấy lượng BTC được lưu trữ ở các sàn và ta có thể hiểu như sau

Ảnh dữ liệu on-chain BTC Exchange Reserve

Thì như hình trên mình có đánh dấu 3 điểm là điểm thứ nhất thì khi giá BTC rớt mạnh vào tháng 3/2020 thì lượng lớn BTC trên sàn giảm thể hiện rằng các nhà đầu tư muốn đem BTC sang ví cá nhân.

Và kết quả của (1) khi BTC Exchange Reserve giảm là giá BTC đã tăng. Và như điểm (2) sau khi đã tăng được 1 thời gian thì có nhiều nhà đầu tư cho rằng giá BTC đã cao.

Nhìn ta có thể thấy trước điểm (2) đã có BTC Exchange Reserve tăng nhẹ nhưng chưa ảnh hưởng giá và sau đó đã tăng mạnh thể hiện sự lực bán mạnh lên sàn và kết quả (2) là giá đã giảm.

Và gần đây là điểm (3) khi giá BTC liên tục giảm vì tình hình tài chính thế giới nhưng lượng BTC Exchange Reserve cũng giảm theo cho thấy càng nhà đầu tư sẽ càng DCA hoặc mua thêm khi giá giảm.

Và tại điểm (3) khi nhìn dữ liệu on-chain này ta vẫn chưa đảm bảo được rằng giá BTC sẽ tăng hay giảm nhưng vẫn cho thấy nhà đầu tư vẫn cho thời điểm hiện của giá BTC là “rẻ” nên vẫn mua thêm.

Estimated Leverage Ratio

Đây có nghĩa là tỷ lệ trung bình nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy. Phân này được tính như sau:

Tỷ lệ đòn bẩy =Số lượng tài sản đòn bẩy / Số lượng tài sản dự trữ trong sàn

Và điều này cũng một phần nào cho thấy được xu hướng tiếp theo như sau:

Ảnh dữ liệu on-chain tỷ lệ sử dụng đòn bẩy

Như hình trên thì đường màu đen là giá BTC và đường màu cam là tỷ lệ dùng đòn bẩy. Thì tại điểm (1) khi giá BTC chạm kháng cự 20k$ vào 2021 lúc này nhiều nhà đầu tư nghi ngờ giá BTC sẽ có thể down như 2018 khi chạm 20k$.

Nên tỷ lệ đòn bẩy đã giảm và chờ phản ứng giá BTC. Và sau phá kháng cự cũ là 20k$ thì đã có lượng đòn bẩy tăng trở lại vào điểm (2).

Và tại điểm (3) khi tình hình tài chính thế giới xấu đi vào đầu 2022 thì giá của các tài sản tài chính liên tục giảm kèm với đó tỷ lệ đòn bẩy cao cho thấy số đông đang cho rằng xu hướng giảm vẫn tiếp tục.

Miner Netflow

Một nhân tố quan trọng khác trong thị trường mà chúng ta cũng cần xem đến đó là các Miner mà cụ thể là Miner Netflow. Là lượng BTC Miner nạp rút khỏi sản

Miner Netflow=Miner Inflow -Miner Outflow

Và ta có thể thóm tắt như sau:

Ảnh dữ liệu on-chain Miner Netflows

Như hình trên thì đường màu đen là giá BTC và đường màu cam là đường SMA100 của Miner Netflow để ta thấy view dài hạn.

Như điểm (1) thì khi giá chạm kháng cự 20k$ thì các Miner đã đợi phản ứng giá cho thấy Miner Netflows giảm để chờ xem giá có phá qua kháng cự 20k$ được không.

Và điểm (2) khi giá BTC rớt xuống khoảng 30k$ đã chạm hỗ trợ thì các Miner cũng chưa muốn bán rẻ nên đã đợi giá hồi phục.

Nhìn chung về dữ liệu on-chain Miner Netflows vẫn chưa thể là công cụ dự đoán xu hướng nhưng cũng thể hiện tâm lý phần nào nhà đầu tư.

Dữ liệu on-chain cho phân tích vi mô

Sau những dữ liệu on-chain cho phân tích vĩ mô thì đến với phần vi mô là dữ liệu chúng ta cần lưu ý khi check các dữ án cũng như xem dự án phát triển như thế nào.

Và khác với phần dữ liệu on-chain cho vĩ mô là vi mô chúng ta phải check từng vấn đề cụ thể của 1 dự án nào đó. Nên ở đây chũng ta sẽ sử dụng nhiều công cụ hơn.

Tokenomics

Đầu tiên trong bất kỳ dự án nào ta cũng phải check tokenomics của dự án đó và công cụ thường dùng nhất đó là các blockchain explorer.

Ảnh dữ liệu on-chain vi mô check tokenomics

Lấy ví dụ như hình trên là lấy từ etherscan và check token UNI ở phần (1) là số lượng holders và phần (2) là các phần như giao dịch, holders, Info.

Và để check tokenomics rất đơn giản là bạn có thể lên telegram của dự án mà bạn muốn check rồi hỏi tokenomics của dự án đó và sau đó check lại 1 lần nữa trên blockchain explorer là có thể hoàn thành.

Total revenue

Đây là phần tổng doanh thu của các mạng blockchain lẫn doanh nghiệp hoạt động trong thị trường Crypto.

Và phần này giúp chúng ta phần nào có thể nhìn nhận được blockchain nào và doanh nghiệp nào vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường và tạo ra doanh thu.

Ảnh total revenue trong thị trường Crypto

Như hình trên thì mặc dù blockchain Ethereum đã ra đời lâu nhưng vẫn được thị trường ưa chuộng khi có doanh thu gấp 2-3 lần so với OpeanSea hay Binance Smart Chain.

Và phía sau đó là có Trader Joe là AMM của Avalanche lẫn SpookySwap của Fantom mặc dù là của các blockchain mới nhưng vẫn có được lượng doanh thu đáng kể.

Total Value Lock

Total Value Lock có nghĩa là tổng giá trị được khóa trên các sản phẩm DeFi của 1 ứng dụng hay mạng blockchain.

Điều này cũng giúp chúng ta theo dõi được dòng tiền đang chảy sang hệ sinh thái nào.

Ảnh dữ liệu on-chain TVL

Như hình trên phần trên là TVL của cả thị trường còn phần dưới là TVL của hệ sinh thái Ethereum. Ở đây ta có thể thấy khi TVL của thị trường tăng giảm thì TVL của Ethereum cũng tăng giảm theo.

Cho thấy Ethereum vẫn đồng điệu với thị trường và vẫn còn chiếm ưu thế trong mảng DeFi khi tổng TVL của cả thị trường 105B$ mà Ethereum đã chiếm 67B$.

Phân tích on-chain với kinh tế vĩ mô

Đương nhiên là khi sử dụng một công cụ nào ta phải kết hợp thêm các công cụ khác để có được câu trả lời tốt nhất.

Và có 3 yếu tố kinh tế vĩ mô mà chúng ta có thể sử dụng thêm như sau:

Ảnh kết hợp phân tích onchain và kinh tế vĩ mô

Lấy ví dụ như hình trên là vào đầu năm 2022 thì do lạm phát cao nhất mức 40 năm vừa qua lẫn việc lãi suất đã tăng lên thì khiến cho giá đi xuống.

Nhưng ngạc nhiên là Estimated Leverage Ratio lại tăng cho thấy giá xuống nhưng nhà đầu tư lại tăng việc sử dụng đòn bẩy.

Chứng tỏ họ khá tự tin với xu hướng chính là xu hướng giảm trong năm nay. Và động lượng của việc giảm vẫn đang còn mạnh.

Tổng kết

Vậy là các bạn đã tìm hiểu xong về dữ liệu on-chain và để tóm tắt lại cho bài đọc này mình sẽ vắn tắt như sau:

Ngoài những dữ liệu on-chain được cung cấp ở trên thì sẽ có rất nhiều loại dữ liệu khác. Và có thể các bạn sẽ phải tìm hiểu thêm.

Ngoài ra các bạn có thể kết hợp với kinh tế vĩ mô bằng việc đọc thêm FED là gì? trên trang web chúng mình.

Exit mobile version