Đường MA là gì? Cách sử dụng đường MA trong giao dịch

Đường MA được xem là chỉ báo kỹ thuật “quốc dân” của rất nhiều trader hiện nay. Dù là một newbie hay chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thì đường MA đều đóng vai trò quan trọng giúp đưa ra quyết định đúng đắn. Vậy đường MA là gì? Sử dụng đường MA như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đường MA là gì?

MA (Moving Average – đường trung bình động) là một công cụ làm mượt giá theo thời gian, giúp thể hiện xu hướng của thị trường trên biểu đồ rõ ràng hơn. MA còn được gọi là đường trung bình trượt. Đường MA nối các điểm trung bình của giá đóng cửa của một loại tài sản nào đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Mục đích chính của đường MA là theo dõi giá đang vận động theo xu hướng tăng hoặc giảm hay không có xu hướng. Đường MA được xem là chỉ bảo chậm, nó không có tác dụng để dự báo mà chủ yếu là sẽ vận động theo diễn biến giá đã được hình thành.

Phân biệt đường MA

Đường SMA (Simple Moving Average)

Đường trung bình động đơn giản SMA được tính bằng trung bình cộng của các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.

SMA là phiên bản cơ bản nhất của đường trung bình động (MA). Thường SMA cũng được xem là đường MA.

Đường EMA (Exponential Moving Average)

Đường trung bình động hàm mũ là một dạng trung bình động làm giảm độ trễ của SMA bằng cách tính công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất. Việc tính EMA một ngày nhất định phụ thuộc vào các phép tính EMA cho tất cả các ngày trước ngày đó. Bạn cần nhiều hơn 10 ngày dữ liệu để tính chính xác 10 ngày EMA.

Đường WMA (Weighted Moving Average)

Đường WMA là đường trung bình tỷ trọng tuyến tính, chú trọng vào các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Do đó, đường WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn cũng như quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền. 

Cách tính đường MA

Đường trung bình động được tính bằng cách cộng tổng giá đóng của của các phiên giao dịch rồi chia cho số phiên giao dịch. 

Đường MA thường lấy các mốc phổ biến như 10, 20 ngày đối với MA ngắn hạn, 50 ngày cho trung hạn và 100 hoặc 200 ngày đối với dài hạn. Các đường trung bình sẽ có độ trễ nhất định so với giá (đặc biệt trong ngắn hạn).

Ưu và nhược điểm của đường SMA

Ưu điểm

Đường MA loại bỏ biến động nhiễu trong ngắn hạn do đó MA có độ tin cậy cao, phù hợp với giao dịch dài hạn.

Nhược điểm

Do MA là tín hiệu chậm và không nhạy với biến động nhanh trong khung thời gian nhỏ.

Nên sử dụng SMA hay EMA

Chiến lược giao dịch với đường MA

Dùng đường MA để xác định xu hướng giá

Độ dốc của đường MA thể hiện xu hướng giá thị trường. Ví dụ, nếu đường MA có độ dốc hướng xuống và giá hiện tại ở dưới đường MA là xu hướng giảm. Ngược lại, nếu đường MA có độ dốc hướng lên và giá hiện tại ở trên đường MA là xu hướng tăng. Nếu giá hiện tại đang di chuyển cả phía trên lẫn phía dưới và đường trung bình gần như đi ngang thì thị trường được xem là không có xu hướng rõ ràng.

Xác định hỗ trợ kháng cự

Đường MA có thể được dùng như một dạng hỗ trợ (support) hoặc kháng cự (resistance). Tương tự với hầu hết chỉ báo khác, khung thời gian bạn sử dụng càng dài thì hỗ trợ/kháng cự càng mạnh.

Cách xác định này bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho xu hướng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.

Hai đường MA giao nhau

Nếu như MA 10 mà cắt với MA 20 từ phía dưới lên thì báo hiệu xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng, trader nên vào lệnh BUY và thoát lệnh khi MA 10 cắt xuống MA 20.

Nếu như đường MA 10 mà cắt đường MA 20 từ trên xuống thì sẽ báo hiệu xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm, trader vào lệnh SELL và thoát lệnh khi MA 10 cắt lên đường MA 20.

Trên đây là 1 vài chia sẻ về đường MA là gì cũng như cách giao dịch hiệu quả với đường trung bình động. Hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đã có thể biết cách giao dịch hiệu quả với đường Moving Average.

Exit mobile version