ECB: Không có dấu hiệu đình trệ kinh tế ở khu vực đồng tiền chung châu Âu

European flags are reflected at the entrance of the Berlaymont building EU Commission in Brussels on May 21,2014. Britain and the Netherlands kick off on May 22, 2014 four-day European elections likely to see major gains for anti-EU parties bent on destroying the European Union from the inside. AFP PHOTO GEORGES GOBET

Mới đây, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde, nhận định không có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bị đình trệ do tác động của cuộc xung đột tại Ukraine.

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng và áp lực đi xuống đối với nền kinh tế từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, thị trường liên tục dấy lên lo ngại về “lạm phát đình trệ”, điều mà Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã bác bỏ tại một cuộc họp gần đây.

ECB: Không có dấu hiệu cho thấy kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu chững lại

Phát biểu tại một hội nghị diễn ra ở Viện nghiên cứu Montaigne (Paris, Pháp), bà Christine Lagarde nói rằng xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ gây sức ép lên nền kinh tế, đẩy giá tiêu dùng lên cao và niềm tin đi xuống. Vấn đề nan giải đối với các ngân hàng trung ương hiện nay là giữ ổn định giá cả mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với câu hỏi về rủi ro của lạm phát đình trệ, Lagarde cho rằng, “Ngay cả trong trường hợp xấu nhất là thiếu hụt nguồn cung năng lượng và tình hình căng thẳng địa chính trị leo thang, châu Âu vẫn có mức tăng trưởng 2,3% và không có dấu hiệu chững lại.”

Động thái này diễn ra sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu bất ngờ thể hiện khuynh hướng diều hâu, tuyên bố sẽ đẩy nhanh việc chấm dứt chương trình mua tài sản để kiềm chế lạm phát kỷ lục, ngay cả khi xung đột chính trị gây rủi ro cho tăng trưởng kinh tế. Bà Lagarde cũng đưa ra quan điểm duy trì sự linh hoạt của chính sách, không tăng lãi suất ngay sau khi ngừng mua tài sản và để lại “khoảng trống” giữa việc kết thúc mua tài sản và lần tăng lãi suất đầu tiên.

Ngoài ra, bà Lagarde từ chối thảo luận về lập trường chính sách tiền tệ của ECB, nhưng nhấn mạnh rằng ECB sẽ không hành động giống như Fed khi đồng thời kết thúc việc mua tài và sản tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn ba năm. Bà nhắc lại rằng châu Âu và Mỹ không ở cùng một giai đoạn của chu kỳ kinh tế, và khu vực đồng euro cũng dễ bị tổn thương hơn bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.

Đầu tháng này, ECB đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng của Eurozone và nâng dự báo về lạm phát do lo ngại ảnh hưởng của căng thẳng Nga-Ukraine.

Exit mobile version