Elon Musk bất ngờ “quay xe” không mua Twitter nữa

Elon Musk bất ngờ "quay xe" không mua Twitter nữa

Elon Musk bất ngờ "quay xe" không mua Twitter nữa

Người giàu nhất hành tinh Elon Musk ngày 8 tháng 7 tuyên bố chấm dứt việc mua lại mạng xã hội Twitter do công ty chủ quản của mạng này vi phạm một số điều khoản về thỏa thuận sáp nhập.

Luật sư của Elon Musk đã chỉ ra rằng Twitter đã không thể hoặc từ chối phản hồi các yêu cầu cung cấp thông tin về số lượng tài khoản giả mạo trên nền tảng mạng xã hội này. Đây là một yêu cầu quan trọng để xây dựng tôn chỉ hoạt động của Elon Musk định hướng cho mạng xã hội này sau khi hoàn thành việc sáp nhập.

Bên cạnh đó, Elon Musk cũng cho biết việc hủy bỏ thương vụ là do Twitter đã sa thải nhiều vị trí trong bộ máy nhân sự. Điều này cũng vi phạm điều khoản về “duy trì bộ máy kinh doanh hiện tại” trong thỏa thuận.

Trong tài liệu về việc chấm dứt thỏa thuận, các luật sư đã đưa ra các thông tin trên, đồng thời giải thích rằng “Twitter đã vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng, dường như đã làm giả và cố tình gây nhầm lẫn với các thông tin từng khiến ông Musk ra đề nghị mua lại”.

CEO Tesla cho rằng Twitter đã vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng

Phản ứng trước động thái trên, Chủ tịch Twitter Bret Taylor tuyên bố rằng Hội đồng quản trị của công ty này sẽ có hành động pháp lý thích hợp để kế hoạch sáp nhập diễn ra như dự kiến. Cụ thể, ông viết trên trang Twitter cá nhân của mình rằng: “Hội đồng cam kết chốt giá và điều khoản thương vụ như đã đồng ý với ông Musk”

Kể từ khi Elon Musk thông báo về việc mua lại Twitter hồi tháng 4/2022, cổ phiếu của công ty này đã giảm 36%, trong đó, có 6% tính riêng trong phiêu giao dịch ngày hôm qua, sau khi Elon Musk tuyên bố chấm dứt thương vụ. Trước đó, cổ phiếu Twitter cũng có đợt tăng mạnh để thoát khỏi nguy cơ phải bán tháo vào đầu tháng 4 – giai đoạn đa phần cổ phiếu của các mạng xã hội đều giảm sâu – khi Musk mua số lượng đáng kể cổ phần công ty này.

Thời điểm Elon Musk thông báo sẽ mua Twitter, nhiều người tỏ ra nghi ngờ khả năng ông huy động đủ 44 tỷ USD cho đến khi Musk có đủ số này. Sau đó, hai bên đã thống nhất các điều khoản mua bán, trong đó Musk đưa ra điều khoản yêu cầu Twitter chứng minh số tài khoản giả mạo chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng người dùng.

Theo một phần thỏa thuận đã ký kết, Elon Musk có thể phải đền bù 1 tỷ USD cho Twitter nếu không hoàn thành việc mua bán vì các lý do như không đủ khả năng tài chính hoặc không được chính quyền Mỹ thông qua. Tuy nhiên, điều khoản bồi thường không áp dụng với trường hợp Musk tự mình muốn chấm dứt, điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến pháp lý căng thẳng giữa Twitter và Elon Musk.

Liên quan đến vụ việc, nhà phân tích tại Wedbush Daniel Ives cho rằng quyết định của Musk là thảm họa đối với Twitter vì thông báo này có thể làm cổ phiếu của mạng xã hội tiếp tục giảm sâu, đồng thời công ty này sẽ phải chuẩn bị một cuộc đấy tranh về pháp lý với Musk để nhận khoản phí bồi thường phá vỡ hợp đồng.

Exit mobile version