Xung đột giữa Nga – Ukraine đã khiến cho thị trường năng lượng toàn cầu rơi cảnh xáo trộn. Tuy nhiên mới đây, sếp của EQT đã tuyên bố rằng dễ dàng thay thế nguồn cung dầu khí của Nga.
Tập đoàn sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất Mỹ tuyên bố dễ dàng thay thế nguồn cung dầu khí Nga
Nhà điều hành EQT – Tập đoàn sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất của Mỹ, ông Toby Rice nói với BBC rằng, Mỹ có thể dễ dàng thay thế nguồn cung của Nga.
Theo lời ông Toby Rice thì tập đoàn EQT có khả năng làm nhiều hơn, thậm chí mong muốn làm nhiều hơn. Vị này ước tính, trong năm 2030, Mỹ có khả năng tăng gấp 4 lần sản lượng khí đốt.
Sau khi Jennifer Grnholm – Bộ trưởng Năng lượng Mỹ thúc giục ngành nhiên liệu nước này bơm nhiều dầu hơn nữa, chưa đầy một tuần sau, ông Rice tuyên bố rằng, các công ty của Mỹ có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Tuy nhiên, ông Rice cũng đưa ra cảnh báo về việc, ngành công nghiệp dầu khí phải thận trọng hơn. Bởi trong thập kỷ qua, trong bối cảnh giá dầu tăng cao, 2 lần các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã bơm nhiều hơn. Các nhà sản xuất đã khoan nhiều đến mức khiến cho giá của mặt hàng này lao dốc. Nhiều người vì thế rơi vào cảnh phá sản.
Do đó, theo ông Rice, ngày nay ngành công nghiệp này phải thận trọng hơn. Vị này nhấn mạnh, không nên chạy theo giá trong ngắn hạn mà phải vì nhu cầu.
Dù tuyên bố rằng có thể tăng sản lượng nhưng nếu không có thêm đường ống, EQT cũng không có khả năng chuyển khí đốt đến nơi cần nhất.
Không những thế, Mỹ có tham vọng xuất khẩu nhiều hơn khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Tuy nhiên, trở ngại đối với quốc gia này chính là tình trạng thiếu các cơ sở xuất khẩu. Trong khi hiện tại, các cơ sở xuất khẩu khí đốt của nước này đang vận chuyển gần hết công suất của mình.
Được biết, khí đốt tự nhiên trước khi được vận chuyển ra nước ngoài sẽ được chuyển đến tới một cơ sở đặc biệt và tiến hành làm lạnh dưới âm 260 độ, biến thành chất lỏng. Sau đó, nó mới vận chuyển lên các con tàu chở hàng.
Tại Mỹ, hiện có 8 cơ sở đặc biệt kiểu như vậy đang hoạt động. Ngoài ra, có 14 dự án đang được phê duyệt xây dựng.
Nga cũng khẳng định có thị trường thay thế châu Âu
Mới đây liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cấm nhập khẩu dầu khí của Nga.
Cùng động thái với Mỹ, EU và một số nước cũng đã có kế hoạch bớt phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Trong đó, Anh nói sẽ giảm dần nhập khẩu, chế phẩm từ dầu mỏ vào Nga trước cuối năm nay. Còn EU đưa ra mục tiêu giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga năm nay, đồng thời “độc lập hoàn toàn với nguồn khí đốt, dầu và than của Nga trước năm 2030″.
Tuy nhiên, lệnh cấm của Mỹ cùng với những căng thẳng giữa Nga – Ukraine đã khiến cho thị trường nhiên liệu trên thế giới biến động. Giá xăng dầu tại nhiều quốc gia đã tăng vọt. Ông Joe Biden – Tổng thống Mỹ nhiều lần tuyên bố rằng sẽ tìm mọi cách để giảm giá xăng. Các động thái cụ thể đã thực hiện như xả kho dự trữ quốc gia hay tìm thêm nguồn cung mới… Tuy nhiên, giá xăng hiện tại vẫn chưa thể hạ nhiệt.
Trong khi đó, thông tin từ Bloomberg, sau cuộc họp với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba, ông Sergei Lavrov – Ngoại trưởng Nga nói rằng: “Nếu muốn tìm phương án thay thế, họ cứ làm như vậy đi. Chúng tôi sẽ có thị trường khác để cung cấp. Chúng tôi đã có rồi”.