Bản đồ năng lượng thiết lập lại khi EU liều lĩnh “cai nghiện” năng lượng dầu khí Nga?

EU chính thức nhất trí cấm vận hầu hết các hoạt động nhập khẩu năng lượng khí đốt và dầu khí từ Nga vào cuối năm 2022.

Các lãnh đạo thuộc khối Liên minh châu Âu đồng ý cắt 90% năng lượng dầu khí nhập khẩu từ Nga vào cuối năm 2022.

Bản đồ năng lượng thiết lập lại

Sự đồng thuận nhất trí của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu khiến thế giới bất ngờ. EU chính thức nhất trí cấm vận hầu hết các hoạt động nhập khẩu năng lượng khí đốt và dầu khí từ Nga vào cuối năm 2022. Đây là 1 phần trong gói trừng phạt mạnh tay của EU và phương Tây hướng vào Nga kể từ khi xung đột Ukraine leo thang.

Các nhà lãnh đạo EU đạt thỏa thuận vào đêm muộn 30/5 về việc cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu của Nga nhưng tạm thời cho phép nhập khẩu bằng đường ống. Động thái này có vẻ như là một sự nhượng bộ khi Hungary dẫn đầu một nhóm các nước phản đối lệnh trừng phạt dầu khí này.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen bày tỏ hài lòng vì các bên đã đi đến quyết định đồng thuận về lệnh trừng phạt thứ 6 chống lại Nga.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho biết các nhà lãnh đạo đồng ý viện trợ cho Ukraine 9 tỷ euro (9,7 tỷ USD) để hỗ trợ tái thiết lập lại nền tài chính kinh tế sau xung đột. Tuy nhiên, chưa biết số tiền này được thông qua việc tài trợ hay cho vay.

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel (trái) và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen

Gói trừng phạt mới hướng vào Nga sẽ bao gồm việc đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với các cá nhân. Ngoài ra ngân hàng Sberbank sẽ bị loại khỏi SWIFT. 3 đài truyền hình nhà nước lớn của Nga sẽ bị cấm tương tác hoạt động ở EU.

Charles Michel cho biết: “Chúng tôi không thiếu đoàn kết, chúng tôi bảo vệ các giá trị bền vững của chúng tôi”. Ông Michel cho biết các biện pháp trừng phạt mới cần được 27 quốc gia thành viên đồng thuận vào thứ 4 tuần này.

Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Moscow đã khiến Nga phải xoay trục khỏi châu Âu và chuyển sang các khách hàng ở Ấn Độ và Trung Quốc. Ngay cả khi châu Âu không cần Nga cung cấp dầu thì những ảnh hưởng đối với Nga cũng không quá lớn bởi nhu cầu từ châu Á.

Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), xuất khẩu của Nga vào tháng 4 đã trở lại mức trước ổn định, giá dầu quanh mức 110 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong 14 năm trên 139 USD/thùng vào tháng 3.

Bế tắc và tù túng

Cuộc họp bất thường của các nhà lãnh đạo EU để thảo luận về Ukraine (Tổng thống Zelensky ở màn hình bên trái).

EU áp đặt lên Nga 5 lệnh trừng phạt vì chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine, lo ngại về tình hình nguồn cung dầu nên gói trừng phạt số 6 bị trì hoãn vào ngày 4/5 vừa qua.

Ngoài EU, Hungary là quốc gia lên tiếng phản đối lệnh cấm vận dầu Nga. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã nói rõ rằng ông chỉ có thể ủng hộ các lệnh trừng phạt trong trường hợp an ninh nguồn cung dầu của đất nước ông được đảm bảo.

Chính phủ Hungary cho biết lệnh cấm vận sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước này.

Mới đây, trong bài phát biểu bằng video dài 10 phút của mình, Zelensky đã nói với các nhà lãnh đạo rằng “những tranh cãi nội bộ chỉ khiến Nga có thêm cơ hội gây áp lực lên EU”.

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng “gói trừng phạt cần phải ngay lập tức có hiệu lực để khiến Nga phải trả giá cho những gì họ đang làm đối với Ukraine và phần còn lại của châu Âu”.

Đây không phải lần đầu tiên Zelensky yêu cầu EU nhắm mục tiêu vào năng lượng khí đốt của Nga – con gà vàng giúp Nga kiếm hàng tỷ USD mỗi ngày.

Tuy nhiên, nỗi lo năng lượng lớn dần khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu EU sẽ xử trí tình hình ra sao khi không nhập khẩu dầu khí từ Nga. Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Bulgaria lo ngại về tác động kinh tế tiêu cực đến với họ khi nguồn cung dầu, khí đốt tự nhiên bị gián đoạn.   

Vấn đề an ninh lương thực sẽ được đưa ra thảo luận trong ngày 31/5, các nhà lãnh đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách đoàn kết nhằm giúp Ukraine khôi phục lại xuất khẩu ngũ cốc và các sản phẩm khác.

Exit mobile version