EU nhất trí áp gói trừng phạt thứ 11 vào Nga

EU nhất trí áp gói trừng phạt thứ 11 vào Nga

Liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, Chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 21/6 đã nhất trí áp đặt gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Châu Âu (EU) nhất trí áp gói trừng phạt thứ 11 vào Nga

Được biết, đây là gói trừng phạt thứ 11 của khối 27 thành viên nhằm vào Moscow (Nga). Mục đích của gói trừng phạt này là ngăn chặn các nước thứ ba và các doanh nghiệp “lách” các biện pháp trừng phạt hiện nay của EU.

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho rằng, gói trừng phạt này sẽ là công cụ cuối cùng, được sử dụng thận trọng sau khi các quốc gia thành viên phân tích một cách kỹ lưỡng và chấp thuận. Nhưng bà cũng thừa nhận, gói này rất nhạy cảm.

Thụy Điển là nước đang giữ chức Chủ tịch EU luân phiên. Theo thông tin từ nước này, gói trừng phạt bao gồm các quy định cấm mọi hoạt động quá cảnh qua Nga các loại hàng hóa và công nghệ mà quân đội nước này có thể sử dụng hoặc hỗ trợ lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

Gói trừng phạt bên cạnh đó còn cho phép áp đặt các hạn chế đối với việc bán hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng nhạy cảm cho các quốc gia có thể bán lại cho Nga. Danh sách các hàng hóa bị hạn chế cũng được mở rộng.

Gói trừng phạt mới cũng sẽ cấm những tàu khả nghi cập cảng các nước trong khối để ngăn chặn việc các tàu chở dầu thô hoặc sản phẩm dầu mỏ Nga bốc hàng trên biển với mục đích lách lệnh trừng phạt từ EU.

Trong gói trừng phạt mới thực hiện gia hạn thời gian đình chỉ cấp phép 5 cơ quan truyền thông Nga phát sóng tại châu Âu. Chưa hết, 71 cá nhân và 33 thực thể được bổ sung thêm vào danh sách có tài sản bị phong tỏa tại EU.

Phương Tây đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga kể từ khi nước này triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Đến nay, theo đánh giá của Ủy ban châu Âu, 10 gói trừng phạt thời gian qua “đang phát huy tác dụng”. Khối này cũng đã giảm được 2/3 lượng hàng nhập khẩu từ Nga.

Nga vẫn lạc quan trước loạt lệnh trừng phạt mạnh tay

Hồi tháng 4/2023, Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga nói rằng, loạt lệnh trừng phạt mạnh hơn dự đoán. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này vẫn trụ vững.

Hôm 16/6, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Putin đánh giá, kinh tế Nga đang có triển vọng tích cực. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được dự báo tăng 2% trong năm nay.

Exit mobile version