Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát đi thông điệp: Áp dụng thanh toán mua khí đốt bằng đồng Ruble với “các quốc gia không thân thiện”, một số quốc gia thuộc EU đã phản đối quyết định này.
Ngày 23/3, Tổng thống Vladimir Putin cho biết rằng Nga định không dùng các loại tiền tệ khác trong giao dịch thanh toán khí đốt. Ông nói thêm rằng quyết định bất hợp pháp của một số nước phương Tây nhằm đóng băng tài sản của Nga đã phá hủy mọi niềm tin vào tiền tệ của họ. Do đó, các quốc gia không thân thiện sẽ phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
Ngân hàng trung ương Nga trong thời hạn một tuần phải trình giải pháp chuyển đổi các giao dịch sang đồng rúp, tập đoàn Gazprom thực hiện các thay đổi tương ứng trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu – Tổng thống Putin chỉ đạo ngày 23/3.
Phản ứng của EU khi Nga yêu cầu thanh toán mua khí đốt bằng đồng ruble
Ý định này của ông Putin đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của châu Âu, khi lãnh đạo của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành phiên họp thượng đỉnh vào ngày 24/3. Họ cho rằng việc thực hiện theo đúng những yêu sách mà Moskva đưa ra sẽ là thay đổi cơ bản hợp đồng mua bán đã ký, điều này dẫn tới việc hợp đồng bị vô hiệu.
Công ty năng lượng quốc gia của Ba Lan đã có tuyên bố rằng họ sẽ không thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble, trong điều khoản hợp đồng mua bán trước đó giữa hai bên đã có thống nhất về phương thức thanh toán.
Công ty năng lượng quốc gia PGNiG của Ba Lan ngày 24/3 cũng tuyên bố sẽ không thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble, các điều khoản trong hợp đồng mua bán trước đó giữa hai nước cũng đã thống nhất về phương án thanh toán. Hợp đồng cung cấp khí đốt hiện tại giữa Nga – Ba Lan sẽ hết hạn vào cuối năm 2022.
Đức, nước nhập khẩu tới 55% nhu cầu khí đốt tự nhiên từ Nga trước khi xảy ra xung đột, cho rằng quyết định này của Tổng thống Putin là vi phạm hợp đồng và Berlin sẽ thảo luận với các đối tác châu Âu về phản ứng với Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết các nước đều quen thuộc với các hợp đồng ký kết cố định, trong đó nêu rõ điều khoản về đồng tiền thanh toán. Đó là điểm mấu chốt để xem xét lại ứng xử của Nga.
Thủ tướng Italy, Mario Draghi, người từng đảm nhận cương vị Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố rằng bất kỳ yêu cầu nào của Nga về việc nhận thanh toán tiền khí đốt bằng đồng ruble là hành vi vi phạm hợp đồng.
Thủ tướng Draghi cho rằng vấn đề này chưa được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhưng có thể sẽ được các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) xem xét.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo thậm chí còn đề xuất biện pháp đối với EU theo cách thức mà Moskva không mong muốn. Ông cho biết nếu một điều khoản hợp đồng bị thay đổi, các nước EU có thể đề cập đến một loạt những vấn đề rộng hơn, trong đó có giá bán.
Ngay sau tuyên bố “lịch sử” của tổng thống Vladimir Putin, tỉ giá đồng ruble tăng so với USD và Euro, bên cạnh đó giá khí đốt cũng tăng theo.
Hiện khí đốt từ Nga chiếm khoảng 40% tổng lượng tiêu thụ ở châu Âu. Lượng khí đốt nhập khẩu của EU từ Nga trị giá trong khoảng 200-800 triệu euro/ngày.