Euro là gì? Ảnh hưởng của đồng euro đến nền kinh tế thế giới

Đồng tiền chung châu Âu (EURO) là gì?

Đồng tiền chung châu Âu EURO là gì?

Đồng tiền chung châu Âu (EURO) là đơn vị tiền tệ chính thức của 19 quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu cũng như 4 vùng lãnh thổ không trong EU và là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ hai trên thế giới sau đồng đô la Mỹ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết đồng euro là gì, ưu và nhược điểm của đồng tiền chung này.

Đồng tiền chung châu Âu Euro là gì?

Đồng tiền chung châu Âu, trong tiếng Anh được gọi là EURO, mã ISO: EUR. Đồng tiền chung châu Âu Euro được đề xuất như một đơn vị tiền tệ chính thống của Liên minh Châu Âu để thống nhất các nước trong khu vực.

Tất cả 28 nước thành viên đều phải cam kết đưa đồng Euro vào sử dụng khi họ tham gia vào EU với điều kiện đáp ứng về mặt tài chính và các tiêu chí khác trước khi đổi đơn vị tiền tệ. Hiệp ước Maastricht quy định các tiêu chí trên.

Năm 2021, 19 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu sử dụng euro làm đơn vị tiền tệ chính thống bao gồm: Áo, Bỉ, Cộng hòa Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Slovenia, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Lithuania, Bồ Đào Nha, Slovakia và Tây Ban Nha.

4 vùng lãnh thổ không thuộc EU nhưng cũng sử dụng đồng euro là: Andorra, Vatican City, Monaco, và San Marino.

14 quốc gia châu Phi neo giá đơn vị tiền tệ của họ vào đồng euro.

Đồng euro hoạt động như thế nào?

Tương tự như đồng đô la Mỹ, đồng euro được quản lý bởi Ngân hàng Trung ương, cụ thể là Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB.

Chính sách tài khóa của mỗi quốc gia trong EU đều ảnh hưởng đến giá trị của đồng euro.

Vào quý I/2021, chính phủ các nước giữ 2.4 nghìn tỷ euro và 6,9 nghìn tỷ đô la Mỹ làm dữ trữ ngoại hối, theo báo cáo của quỹ Tiền tệ Thế giới IMF.

Ký hiệu của đồng euro là €. Đồng euro được chia thành xu; mỗi xu = 1/100 euro. Đòng euro có bảy mệnh giá: €5, €10, €20, €50, €100, €200 và €500. Mỗi tờ tiền và đồng xu có kích thước khác nhau. Các tờ tiền cũng có chữ in nổi, trong khi tiền xu có các cạnh khác biệt. Các tính năng này cho phép người khiếm thị phân biệt mệnh giá này với mệnh giá khác.

Tỷ lệ chuyển đổi euro – đô la cho biết đồng euro có thể mua được bao nhiêu được đồng đô la tại một thời điểm theo tỉ giá hối đoái. Nhà giao dịch forex trên thị trường tiền tệ căn cứ theo tỉ giá hối đoái để thực hiện giao dịch.

Nhà giao dịch đánh giá rủi ro dựa trên lãi suất ngân hàng trung ương, mức nợ quốc gia và tình hình kinh tế của quốc gia đó.

Ưu, nhược điểm của đồng euro

Ưu điểm

– Quốc có tài chính yếu được hỗ trợ bởi quốc gia mạnh hơn: Các nước nhỏ thường có ưu thế được hỗ trợ bởi các nước lớn trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu như Đức và Pháp. Đồng euro mang lại cho các quốc gia nhỏ ưu đãi vè lãi suất thấp vì đồng euro không quá rủi ro với nhà đầu tư.

Mức lãi suất thấp khiến dòng chảy FDI phong phú hơn và thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia nhỏ.

– Công ty lớn của các quốc gia phát triển có thể sản xuất hàng hóa với mức giá thấp hơn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng quốc gia phát triển có thể tạo ra bước tiến nhảy vọt nhờ đồng euro. Các công ty lớn có thể sản xuất với mức chi phí thấp hơn, từ đó, họ được hưởng lợi từ quy mô kinh tế. Các công ty này có thể xuất khẩu hàng hóa giá rẻ sang quốc gia ít phát triển hơn trong khu vực EU mà không gặp cạnh tranh từ các công ty nhỏ.

– Công ty lớn hưởng lợi từ nhu cầu cao và sản xuất cao. Đầu tư chi phí vào các quốc gia kém phát triển mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các công ty lớn, đồng thời mức lương ở các quốc gia nhỏ cũng được cải thiện. Doanh nghiệp lớn thu lợi nhiều hơn từ lợi thế cạnh tranh. Nói cách khác, đồng euro cho phép các doanh nghiệp lớn xuất khẩu lạm phát thường đi kèm với giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh doanh và hưởng lợi từ cung-cầu cao mà không phải trả giá cao hơn.

Nhược điểm

– Các nước thành viên không thể in tiền của riêng mình: đưa đồng euro vào sử dụng làm đồng tiền chính thống đồng nghĩa với việc các quốc gia còn mất khả năng in đồng tiền của chính mình. Do đó, các nước này gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát lạm phát thông qua việc tăng lãi suất hoặc giới hạn nguồn cung tiền.

– Từ bỏ quyền tự chủ tài khóa: một số quốc gia khá lưỡng lự trong việc từ bỏ quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa khi họ tham gia khu vực đồng euro.

– Duy trì thâm hụt ngân sách ở mức thấp và cắt giảm đáng kể chi tiêu. Khi tham gia vào khi vực đồng euro, các quốc gia thành viên phải giữ mức thâm hụt ngân sách dưới 3% tổng sản phẩm quốc nội, hệ số nợ/GDP phải ít hơn 60%. Không phải quốc gia nào cũng có thể đáp đứng tiêu chuẩn trên.

Exit mobile version