Evergrande “dở dang”, Trung Quốc có thêm Fantasia “nặng nợ”

Evergrande “dở dang”, Trung Quốc có thêm Fantasia “nặng nợ”Evergrande “dở dang”, Trung Quốc có thêm Fantasia “nặng nợ”

Sau khi không thể thanh toán khoản nợ lên tới 315 triệu USD, tập đoàn bất động sản Fantasia Holdings đứng trước bờ vực vỡ nợ. Quãng thời gian nhiều năm phát triển bùng nổ và vay nợ ồ ạt đã khiến Evergrande và nhà sáng lập đối diện với con số nợ khổng lồ.

Với nghĩa vụ nợ lên tới 300 tỷ USD cùng mối liên hệ với vô số ngân hàng, Evergrande có thể gây ra cơn sóng thần lớn trong hệ thống tsfi chính và khiến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đặt cảnh báo.

Mới đây, 1 nhà phát triển bất động sản có trụ sở tại Thâm Quyến – Fantasia Holdings đã “nhỡ nhịp” thanh toán 205,7 triệu USD trái phiếu USD kỳ hạn 10 năm vào ngày 4/10 vừa qua.

Không chỉ vậy, Fantasia còn không trả được khoản vay trị giá khoảng 109 triệu USD cho Country Garden – nhà phát triển địa ốc có doanh số đứng thứ 2 sau Evergrande.

Điều này có thể minh chứng cho một kết cục buồn: Fantasia có khả năng hoặc sắp vỡ nợ.  

Vào ngày 5/10, cổ phiếu của Fantasia bị đình chỉ giao dịch, trong khi đó, cổ phiếu của Country Garden Services đã giảm 3,2%, Country Garden Holdings giảm 2,8% trên sàn Hong Kong (Trung Quốc).

Fantasia được thành lập vào năm 1996 bởi Zeng Jie – cháu gái của cựu Phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng. Trong 6 tháng 2021, tập đoàn có lợi nhuận đạt 302,9 triệu NDT (tăng 9,5% so với cùng kỳ 2019).

Tính đến ngày 30/6, công ty có tổng nợ phải trả trong vòng 12 tháng với con số gần 50 tỷ NDT (bao gồm các khoản vay nợ ngắn-dài hạn, kỳ phiếu và trái phiếu đến hạn).

“Quả bom” Fantasia trực chờ phát nổ làm nỗi lo nợ nần trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc thêm gay gắt khi bất động sản và các ngành liên quan chiếm 30% tổng GDP kinh tế Trung Quốc.

Evergrande có đang kéo Fantasia xuống đáy vực?
Fantasia liệu có trở thành Evergrande thứ 2 ở Trung Quốc?

Evergrande là cái tên thống trị trên thị trường bất động sản Trung Quốc, với các dự án trải rộng khắp hơn 225 thành phố. Chiếm 2% trong tổng GDP quốc nội, sự sụp đổ của Evergrande thật sự khiến giới chức “toát mồ hôi lạnh”.

Ngay trong lúc nguy khốn, chỉ trong vòng 10 ngày, ngân hàng trung ương đã bơm 790 tỷ NDT (123 tỷ USD) vào hệ thống tài chính để ngăn chặn khủng hoảng tồi tệ. Đến nay, về cơ bản, chính phủ Bắc Kinh đã hạn chế được sự lây lan của China Evergrande. Citigroup hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ 5,5% xuống 4,9%.

Tuy nhiên, sau sự kiện Fantasia, triển vọng thị trường bất động sản Trung Quốc giảm điểm, doanh số giảm 31% trong 9 tháng so với năm 2019.

Liệu 2 cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande với Fantasia liệu có làm dấy lên hiệu ứng domino với nền kinh tế thị trường tài chính của đất nước tỷ dân hay không?

Dẫu biết rằng, Evergrande sẽ không đủ mạnh để làm xảy ra “sự kiện Lehman” thế nhưng chắc chắn 1 điều rằng dư chấn của nó sẽ khiến tình hình tăng trưởng kinh tế nói chung gặp nhiều trở ngại.

* Năm 2008, ngân hàng Lehman Brothers phá sản đã để lại khoản nợ khổng lồ gần 700 tỷ USD. Sự sụp đổ của hệ thống tài chính Lehman góp phần gây xói mòn gần 10.000 tỷ USD vốn hóa thị trường từ các thị trường chứng khoán toàn cầu vào tháng 10, mức giảm hàng tháng lớn nhất vào thời điểm đó. Một phần công chúng Mỹ cho đến nay vẫn bị khủng hoảng năm 2008 ám ảnh.

Động thái của chính quyền Bắc Kinh ra sao?

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc thắt chặt việc phê duyệt thế chấp, tăng lãi suất cho những người mua nhà lần đầu, áp dụng các biện pháp kiểm soát cho thuê ở thành phố và dừng một số hoạt động đấu giá đất tập trung.

“Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc không nao núng trong việc hạ đòn bẩy của thị trường bất động sản. Những thông tin mới nhất liên quan đến Evergrande cho thấy hoạt động của thị trường nhà ở sẽ xấu đi hơn nữa nếu chính phủ không đưa ra một lộ trình rõ ràng, hướng tới giải pháp cuối cùng”, các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs, đứng đầu là ông Hui Shan, nhận định.

Zoe Nguyen (Tổng hợp)

Exit mobile version