Evergrande thuê thêm cố vấn tài chính và pháp lý để giải quyết nợ

Evergrande bị đóng băng hơn 157 triệu USD vì quá hạn trả nợ

Tập đoàn Evergrande của Trung Quốc cho biết đang thuê thêm cố vấn tài chính và pháp lý để giải quyết các khoản nợ.

Evergrande muốn giải quyết vấn đề nợ nần

Ngày 21/1, tập đoàn Evergrande cho biết đang thuê thêm cố vấn tài chính và pháp lý để giải quyết các yêu cầu từ các chủ nợ. Đặc biệt là sau động thái của một nhóm chủ nợ quốc tế lớn nói rằng sẽ có hành động pháp lý nếu như Evergrande không có thêm các hành động khẩn cấp.

Theo đó, Evergrande đề xuất mời công ty China International Capital Corp Ltd và công ty BOCI Asia Ltd làm cố vấn tài chính. Về cố vấn pháp lý, tập đoàn bất động sản này muốn mời công ty Zhong Lun Law Firm LLP.

Văn phòng của tập đoàn bất động sản Evergrande tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Vào ngày 20/1, công ty luật Kirkland & Ellis và ngân hàng đầu tư Moelis (Mỹ) đại diện cho một nhóm chủ nợ nói rằng sẵn sàng thực hiện “mọi hành động cần thiết” để bảo vệ quyền lợi cho các thành viên. Sự việc này diễn ra sau khi thiếu đi sự tham gia của Evergrande trong tâm điểm của cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc.

Hồi tháng 6/2021, tập đoàn Evergrande không thể trả một số loại thương phiếu đúng hạn. Vào tháng 7, tòa án đã đóng băng 20 triệu USD tiền đặt cọc tại ngân hàng từ lời đề nghị của phía ngân hàng.

Trong tháng 8, Evergrande cho biết, do không thể trả tiền cho nhà thầu cũng như các nhà cung ứng nên tập đoàn đã phải dung một số dự án phát triển bất động sản. Tập đoàn này phải gia hạn thêm thời gian trả nợ vào đầu tháng 9. Trong tháng 9, Evergrande cũng phải dừng trả lãi đối với 2 ngân hàng.

Evergrande “ôm” khoản nợ hơn 300 tỷ USD. Trong đó, khoảng 20 tỷ USD là trái phiếu nước ngoài. Fitch Ratings và S&P Global Ratings đã dán nhãn vỡ nợ cho Evergrande vào tháng trước sau khi không thể thanh toán các khoản trái phiếu.

Evergrande sau khi ngập trong núi nợ, để tiết kiệm chi phí đã phải chuyển khỏi trụ sở chính ở Thâm Quyến vào hôm thứ Hai (10/1). Chiều cùng ngày, các ký tự trong tên của Evergrande đã bị gỡ xuống từ ít nhất một mặt của tòa nhà chọc trời bằng kính, chỉ còn lại tên tiếng Anh là “Ever”. Tối thứ Hai, trong một tuyên bố, công ty cho biết đã chuyển đến một tòa nhà khác ở Thâm Quyến.

Evergrande kéo theo 1 chuỗi công ty nhà đất nước lâm cảnh nợ nần

Trước đó, nhà phát triển bất động sản lớn thứ 25 ở Trung Quốc là Kaisa Group (1638.HK) có kế hoạch đề xuất gia hạn thêm 18 tháng đối với trái phiếu trị giá 400 triệu USD có hạn thanh toán vào ngày 7/12. Tổ chức xếp hạng tín dụng lớn thứ 3 thế giới – Fitch Ratings đã đánh tụt điểm vị trí của Kaisa Group ở mức gần vỡ nợ.

Lý do bởi tập đoàn Kaisa đã liên tục bỏ lỡ thời hạn thanh toán nợ trái phiếu ngoại tệ, đối diện với tình hình tài chính tồi tệ, thanh khoản thấp, cổ phiếu bị bán tháo trong bối cảnh China Evergrande ôm bom nợ. Thời điểm đó, Kaisa Group bị tạm ngừng giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hong Kong.

Fantasia Holdings (1777.HK) đã tạm ngừng giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán và không nối lại hoạt động để chờ công bố tiếp theo. Fantasia Holdings cũng không trả được khoản tiền gần 206 triệu USD, Country Garden Services Holdings cho hay một đơn vị của Fantasia cũng không thể trả được số tiền 108 triệu USD. Nhiều nhận định đánh giá, Fantasia sẽ vỡ nợ.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version