Những cảnh báo của FAO về nguy cơ mất an ninh lương thực thế giới

Những cảnh báo của FAO về nguy cơ mất an ninh lương thực thế giới

FAO đã đưa ra những cảnh báo về nguy cơ mất an ninh lương thực thế giới do ảnh hưởng của căng thẳng Nga – Ukraine.

FAO lo ngại nguy cơ mất an ninh lương thực thế giới

FAO – Cơ quan lương thực của Liên Hợp Quốc mới đây đưa ra cảnh báo về nguy cơ mất an ninh lương thực đối với các nước nghèo phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lúa mì ở Bắc Phi, châu Á và Trung Đông do cuộc chiến tại Ukraine.

Điều này không khó hiểu khi Ukraine và Nga vốn là 2 nước xuất khẩu ngũ cốc lớn trên thế giới. Thậm chí, con số xuất khẩu của các nước này chiếm tới 1/3 lượng xuất khẩu toàn cầu. Giá lương thực đã tăng vọt ở nhiều nơi khi cuộc xung đột xảy ra.

Tổng Giám đốc FAO, ông Qu Dongyu nói rằng, hoạt động nông nghiệp tại 2 nhà xuất khẩu này có khả năng gián đoạn, khiến tình trạng mất an ninh lương thực càng nghiêm trọng trên toàn cầu. Giá lương thực và đầu vào đã tăng cao.

Chưa kể, ure – một thành phần quan trọng của phân bón đã tăng giá gấp hơn 3 lần chỉ trong 12 tháng qua. Trong khi đó, FAO cảnh báo về việc, Nga hiện đang là nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới.

Ông Qu Dongyu bày tỏ quan ngại về việc, không biết nông dân Ukraine liệu có thu hoạch được lúa mì vào tháng 6 này không. Nguyên do bởi, tại Ukraine đã diễn ra chiến dịch sơ tán dân ồ ạt, dẫn đến số lượng lao động nông nghiệp, công nhân đều sụt giảm.

Một vấn đề khác là kể cả khi việc thu hoạch vẫn diễn ra bình thường thì việc các cảng của Ukraine trên biển đen đã đóng. Tuần này, để ngăn chặn khủng hoảng lương thực trong nước, đồng thời ổn định thị trường, chính phủ Ukraine ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, kê, yến mạch, kiều mạch và một số sản phẩm khác. Tuy nhiên, không áp dụng với ngô, dầu hướng dương.

Lo ngại về việc khó bù đắp khoảng trống lúa mì từ Nga, Ukraine

Được biết, Nga và Ukraine đang chiếm khoảng 19% nguồn cung lúa mạch trên thế giới, lúa mì cũng chiếm 14% và ngô là 4%. Ông Qu cho hay, tồn kho lúa mì của Canada đang ở mức thấp. Và ông không rõ, các nhà xuất khẩu khác liệu có khả năng lấp đầy khoảng trống này hay không.

Trong bối cảnh các chính phủ tìm cách đảm bảo nguồn cung trong nước, ông Qu cho rằng, có khả năng Mỹ, Argentina cùng những quốc gia sản xuất lúa mì khác sẽ hạn chế xuất khẩu.

Hiện nay, nhiều nước phụ thuộc vào lúa mì của Ngam Ukraine như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Iran. Đây là những nước hiện đang mua tới 60% lúa mì từ Nga và Ukraine. Ngoài ra, Lebanon, Yemen, Tunisia, Pakistan, Libya cũng phụ thuộc nhiều vào lúa mì của 2 nước này. Theo dự đoán, các quốc gia nhập khẩu nhiều lúa mì từ Nga và Ukraine khả năng sẽ tăng mức nhập khẩu.

Về cơ bản, ông Qu cho rằng, việc gián đoạn chuỗi cung ứng đối với dầu hạt, các sản phẩm ngũ cốc của 2 nước trên; cùng với đó là việc Nga hạn chế xuất khẩu sẽ khiến cho an ninh lương thực thế giới sẽ phải chịu những hậu quả đáng kể.

Theo cảnh báo của FAO, nếu cuộc xung đột kéo dài sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá hàng hóa quốc tế. Giá lương thực thực phẩm sẽ tăng từ 8-22% so với đợt vừa qua. Và các nước dễ bị tổn thương về kinh tế sẽ gặp nhiều bất lợi.

Số liệu của tổ chức này cho thấy, trong tháng 2, giá lương thực đã đạt mức cao nhất mọi thời đại. Trong khi trước đó, vào năm 2021, giá lúa mì, lúa mạch tăng tới 31%. Tăng mạnh hơn là giá dầu hạt cải và dầu hướng dương, ở mức hơn 60%. So với trước khi cuộc chiến nổ ra, giá lúa mì tăng hơn 50%.

Exit mobile version