FED là gì? Vai trò và tác động của “nhà cái” số 1 thế giới

FED là gì? Vai trò và tác động của "nhà cái" số 1 thế giới

FED là gì? Vai trò và tác động của "nhà cái" số 1 thế giới

Một ngân hàng tối cao mà mỗi lần họ ra quyết định đều ảnh hưởng tới thị trường đó chính là FED. Tại sao điều này lại xảy ra và làm cách nào FED có thể làm như vậy với thị trường? Hãy cùng ViMoney tìm hiểu nào.

FED là gì? Vai trò và tác động của “nhà cái” số 1 thế giới

FED là gì?

FED là cụm từ viết tắt cho Federal Reserve System (FED) nghĩa là cụ dự trữ liên bang. Đây chính là ngân hàng trung ương của Mỹ thành lập từ 23/12/1913 được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson nhằm thúc đẩy hệ thống tài chính tiền tệ.

Và chính thức đi vào hoạt động vào năm 1915 theo “đạo luật dự trữ liên bang”. Và sự đặc biệt ở đây là ngân hàng trung ương này có quyền in và kiểm soát tiền mà không phải là chính phủ.

Sự ra đời và cơ cấu của FED

Để tìm hiểu sâu hơn thì phần này ta đến với sự ra đời và cơ cấu của FED.

Sự ra đời của FED

Đầu tiên ta tìm hiểu về sự ra đời của FED để hiểu được vai trò của nó thông qua hình bên dưới.

Ảnh lịch sử FED

Dựa vào hình trên ta có các cột mốc như sau:

Có thể nói trong quá khứ vào những năm 1800 thì đã có thử nghiệm hệ thống ngân hàng trung ương nhưng lúc đó đã bị từ chối và không được thực thi.

Mãi cho đến năm 1907 xuất hiện khủng hoảng tài chính và nền kinh tế giảm. Lúc đấy mọi người quay lại ý tưởng đề ra ngân hàng trung ương. Cho đến năm 1913 thì ngân hàng trung ương (FED) đã được thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay

Cơ cấu của FED

Sau khi hiểu được sự ra đời của ngân hàng trung ương hoa kỳ thì ta đến với phần cơ cấu của ngân hàng này. Và các bạn quan sát hình bên dưới.

Ảnh cơ cấu FED

Đầu tiên ta quan sát hình trên và thấy những cấu trúc như sau:

Chung lại đầu tiên là ta có hội đồng thống đốc với công cụ định hướng hoạt động của ngân hàng liên bang nhằm thúc đẩy mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ. Gồm 7 thành viên nhiệm kỳ 14 năm, do tổng thống Mỹ chỉ định và phải được thượng viện thông qua.

Bên cạnh hội đồng thống đốc có ủy ban thị trường mở (FOMC) với việc ban hành, đánh giá, giám sát các hoạt động, chính sách trên thị trường.

FOMC gồm 12 thành viên, 7 thành viên trong hội đồng thống đốc, 1 chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang New York, 4 chủ tịch ngân hàng dự trữ còn lại thay đổi mỗi năm.

Cuối cùng ta có thực thi nhiệm vụ của FED là các chi nhánh ngân hàng dự trữ liên bang gồm 12 ngân hàng và 24 chi nhánh cùng với đó là giám sát, đánh giá hoạt động các ngân hàng thành viên.

Dòng tiền vĩ mô

Sau khi hiểu được sự ra đời cũng như là cơ cấu, chúng ta cần tìm hiểu chút về dòng tiền vĩ mô để có thể sau đó đến với phần tới là các công cụ của ngân hàng dự trữ liên bang và cách họ làm “rung lắc” thị trường.

Cách nhà nước in tiền

Thì theo lịch sử hình thành tiền tệ thì mục đích tiền giấy được in ra với mục địch chính là nhằm mục đích thuận tiện giao dịch. Nên vậy số lượng tiền phải bằng số lượng hàng nhân với giá trị của hàng hóa đó.

Ảnh tiền và hàng

Nếu như lượng tiền lưu thông trong xã hội nhiều hơn số lượng và giá trị của hàng hóa đó thì tiền của quốc gia đó sẽ bị mất giá và xảy ra lạm phát.

Ngược lại số lượng tiền lưu thông trong xã hội ít hơn số lượng và giá trị của hàng hóa thì hàng hóa sẽ mất giá. Và vai trò in tiền này nằm trong tay ngân hàng trung ương và FED là ngân hàng trung ương của Mỹ.

Và lượng tiền giấy in ra sẽ được chuyển từ ngân hàng trung ương tới các chi nhánh ngân hàng thương mại để sử dụng. Nhưng ngoại lượng tiền giấy mà ngân hàng trung ương có thể in thì họ có thể tác động tới tiền tín dụng.

Để hiểu về tiền tín dụng ta giả sử sau khi ngân hàng thương mại nhận 100M$ từ ngân hàng trung ương. Thì họ có thể dùng 90M$ đem cho vay và giữ lại 10M$ cho 10% mức dự trữ bắt buộc.

Sau khi ngân hàng thương mại này dùng 90M$ cho vay thì lúc có thêm 90M$ lưu thông là 190M$ ra ngoài mặc dù lúc đầu chỉ in 100M$. Sau đó vòng lặp này cứ thế lặp đi lặp lại tạo thành cái được gọi là tiền tín dụng.

Tiền tín dụng có thể dễ hiểu là tiền vay và cho vay mà sinh ra. Về mặt cơ bản thì lượng tiền tín dụng trong 1 quốc gia có thể nhiều gấp 2,3,4 lần lượn tiền giấy mà quốc gia đó in ra. vì vậy mà ta có:

Tiền tung ra thực tế= Tiền giấy + Tiền tín dụng

Và FED là người có quyền chi phối tiền giấy và cả tiền tín dụng của Hoa Kỳ nên tầm ảnh hưởng của ngân hàng liên bang này rất lớn. Và cách họ chi phối như thế nào chúng mình sẽ tìm hiểu ở phần công cụ của FED.

Lạm phát – Lãi suất – Tỷ lệ thất nghiệp

Thì như phần trên là lượng tiền in ra phải dựa trên số lượng hàng cũng như giá trị hàng. Vậy làm sao ta biết được lúc nào tiền nhiều hơn hàng và ngược lại?

Câu trả lời là dựa vào lạm phát – lãi suất – tỷ lệ thất nghiệp. Dựa vào những thứ này ta có thể biết được cung cầu của tiền. Và đầu tiên để nhận biết lạm phát thì ta cần biết nguyên nhân đến lạm phát như sau:

Ảnh minh họa lạm phát

Và ta có phần lãi suất là thứ mà FED có thể điều khiển, phần này ta sẽ tìm ở phần kế là công cụ. Và cuối cùng là ta có thể dựa vào tỉ lệ thất nghiệp để biết cung tiền như sau:

Công cụ của FED

Sau phần dòng tiền vĩ mô thì đây là phần quan trọng nhất để ta hiểu vai trò và tác động của FED đối với thị trường tài chính.

Lãi suất

Như đã nói ở phần dòng tiền vĩ mô là tiền được in ra bằng với số lượng và giá trị hàng. Thì công cụ mà FED có thể in tiền chính là lãi suất như sau:

Mua/bán trái phiếu chính phủ

FED cũng có vai trò quan trọng đó chính là mua/bán trái phiếu chính phủ.Và trái phiếu chính phủ là gì? Thì dễ hiểu đây giống như có thể được coi là bản ghi nợ giữa chính phủ với bạn.

Và là tổ chức riêng biệt tách ra với chính phủ. Và ta có 2 trường hợp khi mua/bán trái phiếu chính phủ như sau:

Tuy nhiên thì việc mua/bán trái phiếu chính phủ không được coi là công cụ chính vì lượng tiền mua/bán trái phiếu không đáng kể so với tăng giảm lãi suất.

Quy định lượng tiền mặt dự trữ

FED có quyền quy định ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư mức tiền mặt dự trữ bắt buộc. Mức dự trữ bắt buộc là gì? Thì nó chính là khoản tiền bắt buộc phải giữ lại trong ngân hàng để khi người dân tới rút thì vẫn có tiền trả.

Và ta có thể phân 2 trường hợp như sau:

Những lần FED ra quyết định

Sau khi tìm hiểu xong công cụ của FED ta đã hiểu vì sao đây chính là “nhà cái” số 1 thế giới. Chính là vì họ có khả năng in thêm tiền đô la Mỹ-đồng tiền quốc tế có thể chi phối tài chính thế giới.

FED giảm lãi suất

Vào năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế xả ra do bong bóng giá nhà đất đã kéo theo nhiều ngân hàng phá sản và giá cổ phiếu rớt thảm.

Ảnh tình hình tài chính 2008 và FED giảm lãi suất

Vào năm 2008 khủng hoảng kinh tế xảy ra tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu có sự tăng mạnh, mức lạm phát ở mỹ giảm. Lúc này lượng cung tiền bên ngoài ít đi.

Thì FED đã liên tục giảm lãi suất để hồi phục nền kinh tế. Điều này sau đó giúp cho việc chỉ số NASDAQ sau sự giảm vào năm 2008 thì năm 2009 và sau đó với việc giảm lãi suất và duy trì mức lãi suất thấp

Thì chỉ số NASDA đã tăng liên tục suốt từ năm 2009 đến năm 2015. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa việc 100% việc FED giảm lãi suất thì cổ phiếu sẽ tăng.

FED tăng lãi suất

Và sau đại dịch Covid 2019-2020-2021 thì nền kinh tế đã tương đối được hồi phục. Tuy nhiên lúc này Mỹ đối mặt với tình hình lạm phát do trước đó kích thích các gói cứu trợ kinh tế đồng thời chiến tranh Nga -Ukraine làm tăng giá dầu.

Ảnh tình hình tài chính đầu 2022 và FED tăng lãi suất

Với tháng 3 có mức lạm phát cao nhất là 8.5 và tỷ lệ thất nghiệp giảm dần điều này cho thấy cung tiền ngoài xã hội đang nhiều. Khiên FED đưa ra quyết định vào đầu 2022 là nâng mức lãi suất.

Với tình hình kinh tế với mức lạm phát cao kèm theo việc ngân hàng trung ương Mỹ liên tục nâng lãi suất đã làm chỉ số NASDAQ giảm 1 thanh đậm sau đó.

Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa là tương lai 100% mỗi khi ngân hàng trung ương Hoa Kỳ tăng lãi suất là giá sẽ giảm. Phải còn tùy thuộc vào tình hình tài chính lúc bấy giờ như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp.

Tổng kết

Vậy là các bạn đã tìm hiểu xong về FED. Hiểu đơn giản thì đây chính là ngân hàng trung ương của Mỹ có các công cụ quan trọng như tăng giảm lãi suất, mua bán trái phiếu chính phủ, tăng giảm mức dự trữ bắt buộc.

Những công cụ này làm ảnh hưởng đến dòng tiền trong quốc gia Mỹ và đồng đô la Mỹ chính là đồng tiền quốc tế nên vì vậy làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Ngoài ra mục tiêu của ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ là thúc đẩy và giám sát thị trường kinh tế tài chính Hoa Kỳ. Nên ta cũng có thể sử dụng các chỉ số như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp để có thể dự đoán được quyết định sắp tới của tổ chức này.

Exit mobile version