Fed tăng lãi suất có phải là mối đe dọa khoảng cách sắc tộc?

Sự bùng nổ việc làm tại Mỹ trong nhiều năm qua đã khiến khoảng cách sắc tộc bị thu hẹp.

Lạm phát làm tăng sự bất bình đẳng sắc tộc, quyết định tiếp tục tăng lãi suất ngắn hạn của FED có vẻ đang đe dọa khoảng cách đó.

Lãi suất, lao động và bài toán sắc tộc ở Mỹ

Sự bùng nổ việc làm tại Mỹ trong nhiều năm qua đã khiến khoảng cách sắc tộc bị thu hẹp. Tuy nhiên, với đợt tăng lãi suất gần đây và mục tiêu tăng dài hạn của FED dự đoán cao nhất trong 15 năm liệu có khiến khoảng cách này bị đảo ngược?

Chủ tịch FED Jerome H.Powell dự kiến tăng lãi suất ngắn hạn liên tục để hạ nhiệt lạm phát.

FED tăng lãi suất ngắn hạn đồng nghĩa với việc thị trường việc làm bị cản trở, lãi suất vay cao hơn đè nặng lên vai người lao động. Nhiều khả năng bước đi mới sẽ làm giảm mục tiêu 2 năm trước được FED đề ra là “lãi suất thấp sẽ là phao cứu sinh cho người lao động thiệt thòi (không hưởng lợi từ việc tăng trưởng kinh tế)”.

Với mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào ngày 16/3 để thắt chặt túi tiền nhằm hạ nhiệt lạm phát đang ở mức đỉnh điểm, thì câu chuyện người lao động có mức lương thấp lại thành trở ngại lớn. Ấy là chưa nói đến việc FED có dự tính tăng lãi suất lên nhiều lần nhằm đối đầu với khủng hoảng tiêu dùng.

Những đợt tăng lãi suất nhanh như vậy thường làm chậm việc vay nợ và chi tiêu, tăng tỷ lệ thất nghiệp đồng thời có thể gây hại cho nhiều người Mỹ chưa tìm được chỗ đứng tài chính.

Lý do?

Tăng lãi suất, tiền lương cao hơn đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp tiếp tục tăng giá sản phẩm để bảo toàn lợi ích. Lạm phát kép sẽ xảy ra. Điều này buộc FED phải hạ nhiệt thị trường lao động.

Trong thời kỳ suy thoái như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thường xảy ra với người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha.

Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi là 6,6% (con số này đã giảm so với mức 17% trong đại dịch Covid). Song, đây vẫn là con số cao gần gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp của người da trắng, với người Mỹ gốc Tây Ban Nha, tỷ lệ thất nghiệp là 4,4%.

Chuyên gia kinh tế trưởng William Spriggs thuộc AFL cho biết: “Có nhiều lý do để cộng đồng người Mỹ gốc Phi lo lắng về vấn đề lao động. Bởi chúng tôi là người được tuyển dụng cuối cùng theo đúng nghĩa đen. Khi bạn khiến thị trường việc làm hạ nhiệt, thì bạn đang khiến con đường lao động của người Mỹ gốc Phi thêm 1 vật cản”.

Vào cuối tuần này (1/4/2022), Nhà Trắng sẽ công bố bản báo cáo tình hình lao động tháng 3, mọi thứ sẽ được chứng minh rằng liệu có hay không câu chuyện việc làm liên quan đến khoảng cách sắc tộc.

Các chuyên gia kinh tế ước tính rằng các nhà tuyển dụng đã thêm 478.000 việc làm vào tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7% và sẽ tiếp tục giảm còn 3,5%.

Lãi suất, lao động và bài toán sắc tộc ở Mỹ

Vào tháng 8/2020, FED xác định lại mục tiêu lao động xem xét tổng thể tỷ lệ thất nghiệp nói chung đối với đối tượng lao động người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Các quan chức FED tin rằng bằng việc giảm lãi suất sẽ thu hẹp được khoảng cách sắc tộc ở một quốc gia đa chủng tộc.

Quay ngược lại thời kỳ đại khủng hoảng tài chính 2008-2009, FED ghì lãi suất ngắn hạn gần mức 0% và duy trì trong 7 năm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ. Tỷ lệ thất nghiệp của người da đen và gốc Tây Ban Nha đạt mức thấp kỷ lục.

Ghi nhận năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp đối với người Mỹ gốc Phi là 5,4%, với người da trắng là 3,5%, mức chênh lệch thấp kỷ lục 1,9%. Lúc này, khoảng cách chủng tộc hoàn toàn biến mất. Điều này phản ánh được sự gia tăng việc làm ổn định đối với người Mỹ gốc Phi và người da trắng.  

Tuy nhiên, trên thực tế chứng minh rằng, khoảng cách thất nghiệp giữa các sắc tộc vẫn luôn tồn tại kể cả trong nền kinh tế thịnh vượng. Hiện tại, người Mỹ gốc Phi phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn người da trắng.

Nhà kinh tế William Darity đến từ Đại học Duke nhấn mạnh: “FED cần giải quyết lạm phát 1 cách triệt để mà không để các chỉ số phân biệt sắc tộc tăng cao. Liên bang cần đảm bảo cung cấp việc làm công cho những đối tượng thất nghiệp đặc biệt”.

Mục tiêu mới của FED?

FED tăng lãi suất có đe dọa khoảng cách sắc tộc trong tiền lương?

Chủ tịch FED Jerome H.Powell và các cộng sự đưa ra mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp càng lớn càng tốt để nền kinh tế “nóng” trở lại. FED cũng muốn giảm lạm phát về mốc con số yêu thích là 2% – mục tiêu hàng năm của nước Mỹ.

Trong thời buổi “khát” lao động, các doanh nghiệp thậm chí thuê những nhân công chưa đủ kỹ năng và chấp nhận bỏ thêm chi phí để đào tạo họ, thậm chí gật đầu với những người vừa mãn hạn tù.

Nhưng đại dịch đã làm đảo lộn ý định của FED.

Cuộc xung đột của Nga đối với Ukraine đến ngay sau khi nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Chuỗi cung ứng chưa có dấu hiệu được chữa lành sau đại dịch, cộng thêm đó là nhu cầu tiêu dùng đạt đỉnh.

Chính phủ viện trợ kinh tế, FED làm phồng bản kế toán của mình lên gần 9.000 tỷ USD đã khiến tình trạng lạm phát tồi tệ hơn. Lúc này Ngân hàng Trung ương buộc phải tăng lãi suất.

Với kịch bản lạm phát đình trệ, các nhà kinh tế đồng quan điểm rằng FED không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản và chắc chắn sẽ hành động mạnh tay hơn vào năm 2023.

Zoe (Nguồn AP)

Exit mobile version