FRT chia cổ tức tỷ lệ 55% – BSI bán 65,7 triệu cổ phiếu cho Hana

FRT chia cổ tức tỷ lệ 55% - BSI bán 65,7 triệu cổ phiếu cho Hana

FPT Retail (FRT) trình chia cổ tức 2021 tỷ lệ 55%, mở thêm ít nhất 300 cửa hàng Long Châu trong năm nay

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022, HĐQT Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FRT) trình cổ đông kế hoạch năm nay gồm doanh thu 27.000 tỷ đồng, tăng 20%; lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng, tăng 30%; cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%.

Đơn vị đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng chuỗi FPTShop và Long Châu lên lần lượt 717 và 700 cửa hàng vào cuối năm. Nghĩa là, doanh nghiệp sẽ mở thêm ít nhất 70 cửa hàng FPTShop và 300 cửa hàng Long Châu.

Cụ thể, lãnh đạo FPT Retail cho biết trong quý I/2021 đã mở 70 trung tâm laptop và đạt được thành công, do vậy năm nay sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình này. Ngoài ra, FPTShop cũng sẽ tiếp tục mở rộng vùng phủ tại các khu vực quận, huyện đông dân cư mà số lượng cửa hàng FPTShop chưa tương xứng hoặc chưa có, số lượng mở mới từ 70-100 cửa hàng.

Với Long Châu, FPT Retail dự kiến mở rộng độ phủ ra 63 tỉnh thành, nâng số lượng tổng cửa hàng đến cuối năm 2022 từ 700 đến 800. Cùng với đó, đơn vị đầu tư cho cơ sở hạ tầng và hệ thống logistic cùng mở rộng sản phẩm độc quyền, nhãn hàng riêng. Doanh nghiệp đặt mục tiêu có khoảng 50 sản phẩm độc quyền/nhãn hàng riêng được phát triển trong năm.

Nhìn lại năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hợp nhất 22.495 tỷ đồng, tăng 53%. Trong đó, doanh thu chuỗi Long Châu đạt 3.977 tỷ đồng, gấp 3,3 lần 2020; doanh thu ngành hàng laptop đạt 5.700 tỷ đồng, gấp 2,2 lần; ngành apple gấp 1,6 lần. Lợi nhuận trước thuế 554 tỷ đồng, gấp 19,5 lần; chuỗi Long Châu đã có lãi nhẹ. Lợi nhuận sau thuế 443,7 tỷ đồng, gấp 18 lần. Kết thúc năm 2021, FPT Retail có tổng cộng 647 cửa hàng FPTshop; Long Châu đạt mốc 400 cửa hàng, gấp đôi cuối năm trước.

Với kết quả đạt được năm 2021, HĐQT trình phương án chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 50% và cổ tức tiền mặt 5%. Doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 39,5 triệu đơn vị để trả cổ tức cổ phiếu, vốn điều lệ qua đó tăng từ 790 tỷ đồng lên 1.185 tỷ đồng. Thời điểm trả cổ tức tiền mặt lẫn cổ phiếu muộn nhất là III.

Ngoài ra, HĐQT trình bổ sung các ngành nghề mới như xổ số, cá cược, đánh bạc, bán buôn đồ dùng khác cho gia đình, hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải…

Cuối cùng, đại hội sẽ tiến hành bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới 2022-2027. Đa phần danh sách đề cử đa phần là các thành viên cũ và bầu lại.

Chứng khoán BIDV (BSI) chốt bán 65,7 triệu cổ phiếu cho Hana giá 41.000 đồng/cp

Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (HoSE: BSI) công bố Nghị quyết HĐQT chi tiết triển khai phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ phát hành tối đa 65,7 triệu đơn vị, tương đương 54% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Vốn điều lệ dự kiến tăng từ 1.221 tỷ đồng lên 1.878 tỷ đồng. HĐQT chốt giá bán 41.000 đồng/cp, tương đương với giá trị huy động được gần 2.700 tỷ đồng.

Nguồn tiền huy động dùng để bổ sung nguồn vốn cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như cho vay ký quỹ, đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành và các nghiệp vụ khác. Đồng thời, công ty sẽ đầu tư nâng cấp nền tảng giao dịch và các hoạt động khác.

Đối tượng mua là Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Hana địa chỉ tại Seoul, Hàn Quốc – thành viên Tập đoàn Tài chính Hana. Một thành viên khác của tập đoàn này, KEB Hana Bank là cổ đông lớn nắm 15% vốn BIDV – ngân hàng mẹ BSC. Sau khi hoàn tất, nhà đầu tư chiến này sẽ sở hữu 35% vốn Chứng khoán BIDV. Cổ phiếu phát hành riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm.

Cổ phiếu BSI hiện giao dịch vùng 40.600 đồng/cp, giảm 23% tính từ vùng giá giữa tháng 11/2021.

Năm 2021, tương tự nhiều công ty chứng khoán khác hưởng lợi từ thị trường sôi động, BSC cũng ghi nhận doanh thu đạt 1.333 tỷ đồng, tăng 44,4%; lợi nhuận sau thuế 357 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2020.

Exit mobile version