Các nhà lãnh đạo G7 ban hành hướng dẫn về tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC)

Các nhà lãnh đạo tài chính từ Nhóm các nước G7 đã đồng ý rằng CBDC sẽ hỗ trợ tiền mặt và không gây bất kỳ sự bất lợi nào cho hệ thống tiền tệ truyền thống.

G7 ban hành hướng dẫn về CBDC của các nước trong khu vực

Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã có cuộc thảo luận về tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) trong tuần này và đưa ra kết luận rằng loại tài sản này “không gây hại” và đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của cơ quan quản lý.

Các nhà lãnh đạo tài chính từ nhóm các nước G7 đã gặp nhau tại Washington vào ngày 13 tháng 10 vừa qua để thảo luận về CBDC và đưa ra nghị quyết tán thành 13 nguyên tắc, chính sách công liên quan đến việc thực hiện chúng.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, yêu cầu rằng bất kỳ CBDC mới ra mắt nào đều phải “không làm tổn hại” tới khả năng duy trì ổn định tài chính của Ngân hàng Trung ương. Trong một tuyên bố chung, các bộ trưởng tài chính và Ngân hàng Trung ương của các nước G7 cho biết:

“Sự hợp tác quốc tế và sự phối hợp mạnh mẽ giữa các quốc gia trong các vấn đề này giúp đảm bảo rằng sự đổi mới của khu vực công và tư nhân sẽ mang lại lợi ích trong nước và cả nước ngoài ; đồng thời cũng đảm bảo sự an toàn cho người dùng và hệ thống tài chính rộng lớn.”

Tuyên bố cũng cho biết thêm rằng CBDC sẽ hỗ trợ tiền mặt và có thể hoạt động giống như một loại tài sản thanh toán an toàn, có tính thanh khoản cao, bên cạch việc duy trì các hệ thống thanh toán hiện có. Các đồng tiền kỹ thuật số phải đảm bảo việc tiết kiệm năng lượng và có thể tương tác trên cơ sở xuyên biên giới.

Các nhà lãnh đạo từ các quốc gia G7 khẳng định rằng họ có trách nhiệm chung trong việc giảm thiểu những “tác động tiêu cực đến hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế.”

Tuyên bố này cũng tiếp tục đưa ra rằng CBDC “dựa trên các cam kết công khai lâu dài về tính minh bạch, tuân theo pháp luật và quản trị kinh tế hợp lý”. Một quốc gia G7 vẫn chưa ban hành CBDC là Vương quốc Anh đang tích cực tập trung nghiên cứu công nghệ và những tác động của nó tới nền kinh tế của mình.

Tương tự như tuyên bố của nhóm các nước G20, nhóm các nước G7 cũng nhắc lại rằng không có bất kỳ dự án stablecoin toàn cầu nào được phép hoạt động cho tới khi các nước giải quyết xong các yêu cầu liên quan đến pháp lý, quy định và đảm bảo giám sát chặt chẽ. Các cuộc thảo luận liên quan đến tiền điện tử mã hóa xuất hiện trên mạng xã hội Facebook vốn đã bị gắn cờ đỏ của các lãnh đạo tài chính và lãnh đạo Ngân hàng trung ương.

Hoa Kỳ đã và đang trì hoãn việc triển khai các kế hoạch liên quan đến CBDC và Cục dự trữ Liên bang vẫn còn nhiều hoài nghi đối với đồng đô la kỹ thuật số này. Theo báo cáo của Cointelegraph vào tháng 9 vừa qua, Mỹ có nguy cơ bị tụt hậu về mặt công nghệ và tài chính nếu nước này không có cái nhìn nghiêm túc về việc triển khai CBDC của mình.

Trung Quốc là quốc gia đã đi trước trong việc triển khai đồng nhân dân tệ kỹ thuật số và cuộc đàn áp mới nhất đối với tiền điện tử có thể là một phần trong kế hoạch lớn của Trung Quốc nhằm thúc đẩy và kiểm soát các dòng tiền tệ của Ngân hàng trung ương.

Nguồn: Cointelegraph

Exit mobile version