Nga đanh thép: Không bán dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần

Nga đanh thép: Không bán dầu cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần

Không cung cấp dầu cho bất cứ nước nào áp giá trần là lời tuyên bố đanh thép của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga.

Lời đáp trả của Nga khi G7 đòi áp giá trần dầu Nga

Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 22/7, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina, cho biết: “Dầu và các chế phẩm từ dầu sẽ không được cung dầu cho những nước như vậy, mà sẽ chuyển hướng đến các quốc gia sẵn sàng hợp tác”.

Theo lời cảnh báo của bà, đề xuất áp trần giá dầu Nga mà G7 đưa ra với mục đích tước bỏ nguồn thu từ năng lượng của Moskva sẽ khiến cho giá dầu trên toàn cầu tăng mạnh.

Trước đó, ngày 20/7, Wally Adeyemo- Thứ trưởng Tài chính Mỹ đã phát biểu bày tỏ hy vọng, quy định về áp trần giá dầu Nga sẽ được thực hiện trước tháng 12, trên phạm vi toàn cầu. Bà Nabiullina sau đó cũng có động thái, đưa ra lời tuyên bố trên.

Vào ngày 14/7, Janet Yellen – Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng, việc áp trần giá dầu Nga được coi là một trong những công cụ mạnh nhất giúp Mỹ hạ mức lạm phát kỷ lục, và nó cũng đúng với toàn cầu.

Theo lời bà Yellen, mục đích của việc áp trần giá dầu Nga là để ngăn quốc gia này có thêm nguồn thu để trang trải chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiết lộ, giá trần có thể bằng khoảng một nửa so với mức giá mà Nga đang bán, dao động trong khoảng 40-60 USD/thùng. Tuy nhiên, chi tiết về thỏa thuận cuối cùng vẫn được công bố.

Nga đưa ra lời tuyên bố đanh thép khi G7 muốn áp trần giá dầu Nga trên toàn thế giới trước tháng 12.

Giá dầu trên thế giới đã có khoảng thời gian tăng vọt, sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt, cấm nhập dầu Nga; cùng với đó, các nước châu Âu cũng đưa ra quyết tâm thoát phụ thuộc năng lượng vào Moskva. Ở động thái mới nhất, cuối tháng trước, tại hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Bavaria, lãnh đạo các nước trong khối đã đưa ra thống nhất nghiên cứu về phương án áp giá trần giá dầu Nga.

Niềm hy vọng của G7

G7 hy vọng, chương trình áp trần giá sẽ có sự góp mặt của các nước nhập khẩu dầu trên thế giới. Nếu tham gia, các nhà nhập khẩu sẽ phải tuân thủ giới hạn giá khi sử dụng dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm của G7 hoặc EU đối với mặt hàng dầu của Nga.

Một quan chức EU cho rằng, sẽ không dễ thuyết phục đầy đủ các quốc gia hay các tập đoàn bảo hiểm lớn tham gia vào kế hoạch áp giá trần dầu Nga.

Về diễn biến giá, theo Investing, giá hợp đồng dầu Brent giao tháng 9 chốt phiên giao dịch ngày 22/7 ở mức 103,6 USD/thùng.

Exit mobile version