G7 từ chối mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp, Nga cảnh báo không làm “từ thiện”!

“Việc G7 từ chối mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp chắc chắn sẽ dẫn đến gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt. Nga không thể cung cấp khí đốt miễn phí.”

Theo tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Đức, nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) không chấp nhận thanh toán khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng rúp.

“Tất cả bộ trưởng G7 hoàn toàn nhất trí rằng đây là hành động đơn phương và rõ ràng đã vi phạm các thỏa thuận hiện có”, theo Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck

Ông Robert cũng nhấn mạnh, việc thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble là không thể chấp nhận được và các nước G7 đã kêu gọi các công ty bị ảnh hưởng không thực hiện yêu cầu của Nga.

G7 từ chối thanh toán tiền mua khí đốt Nga bằng đồng rúp, Nga đáp trả cứng rắn

Trước đó, Tổng thống Nha Putin cho biết các quốc gia không thân thiện phải chuyển tiền thanh toán khí đốt bằng đồng rúp trước ngày 31/3. Ông Putin đã ủy quyền cho Ngân hàng Trung ương Nga thực hiện các bước cần thiết để chuyển tất cả các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên của Nga từ các quốc gia không thân thiện sang đồng rúp.

Giới phân tích cho rằng, động thái trên là một phần trong nỗ lực của Nga nhằm thúc đẩy sức mạnh của đồng rúp trong bối cảnh đồng rúp tụt giá thê thảm kể từ khi Nga thực hiện chiến lược quân sự đặc biệt vào Ukraine.

Phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố tại buổi họp báo ngày 28/3 rằng nếu khách hàng châu Âu từ chối thanh toán bằng đồng nội tệ của Nga, Moskva sẽ không làm từ thiện. “Hiển nhiên sẽ không có chuyện Nga cung cấp miễn phí. Không thể và không hợp lý khi tham gia vào kiểu cung cứng từ thiện trong hoàn cảnh của Nga hiện nay”, ông Peskov nói.

Cùng ngày, Nghị sĩ Nga Ivan Abramov cho rằng việc G7 từ chối thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng rúp sẽ dẫn đến tình trạng gián đoạn hoàn toàn nguồn cung. Ông Abramov là thành viên Ủy ban Chính sách kinh tế tại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga.

Quyết định chuyển thanh toán khí đốt sang đồng rúp, được công bố vào ngày 23/3, đưa ra trong bối cảnh hoạt động thương mại dầu của Nga gặp khó khăn khi các nhà nhập khẩu tạm dừng đặt hàng do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt.

Châu Âu có kế hoạch cắt giảm 2/3 phụ thuộc vào năng lượng Nga trong năm nay và chấm dứt nhập khẩu dầu Nga đến năm 2027. Mỹ hôm 25/3 cho biết sẽ làm việc với các nhà cung cấp để gửi thêm 15 tỷ m3 khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tới châu Âu trong năm nay. Tuy nhiên, thực tế là 15 tỷ m3 khá nhỏ so với lượng khí đốt mà châu Âu nhập từ Nga năm ngoái (155 tỷ mét khối).

Exit mobile version