GameFi là gì? 3 bước đơn giản “chạm” để trở thành triệu phú Gen Z

GameFi là gì? 3 bước tham gia GameFi để trở thành triệu phú Gen Z

GameFi trở thành cơn gió mới thổi vào thế giới game truyền thống và tạo nên combo đột phá giữa gaming và tài chính.

GameFi là gì?

NFT Gaming trở thành cơn gió mới thổi vào thế giới game truyền thống

Không thể phủ nhận được sự phát triển của NFT Gaming, hạt nhân là GameFi, game P2E vừa chơi vừa có thể kiếm tiền. Nhiều “đại gia” đã nhìn thấy tiềm năng lớn cũng như đầu tư những khoản tiền khổng lồ để phát triển các game dựa trên blockchain thông minh.

Hiểu đơn giản, GameFi lấy cảm hứng từ DeFi, là sự kết hợp của Game và Finance đều được xây dựng trên nền tảng blockchain (hiện nay phổ biến nhất là nền tảng Ethereum). GameFi hướng đến việc tạo ra lợi nhuận dành cho người tham gia bằng việc trao đổi, mua bán các token, coin, vật phẩm trong game trên các sàn giao dịch P2P.

Lịch sử ra đời của GameFi

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2020, Andre Cronje Co-founder của Yearn đã gọi các game có thể kiếm tiền bằng thuật ngữ ngắn gọn “GameFi” trong một tweet cá nhân.

Kể từ đó, “GameFi” đã được sử dụng ngày càng thường xuyên để chỉ các trò chơi có yếu tố tài chính được dựa trên nền tảng công nghệ blockchain, hỗ trợ smart contract (hợp đồng thông minh).

Blockchain ban đầu được hình thành đi đôi với Bitcoin bởi vậy, giai đoạn đầu, GameFi được phát triển trên Bitcoin blockchain. Sau đó, để phù hợp với nhu cầu phát triển phức tạp, tốc độ giao dịch nhanh hơn với tổng lượt tham gia tăng theo cấp số nhân nên GameFi đã được chuyển sang các dApps như Ethereum, về sau có sự xuất hiện của TRON, Solana hay Carnado, Wax,…

Không xa lạ, sự thành công phi thường của trò chơi Pokémon Go do Nintendo đã truyền cảm hứng để phát triển các dự án blockchain mang tính đổi mới này.

GameFi hoạt động như thế nào?

Các vật phẩm trong game được biểu diễn ở dạng NFT – token không thể thay thế và độc quyền. Người chơi có thể mua bán các NFT này trên marketplace để kiếm tiền.

Người chơi GameFi có quyền sở hữu tài sản (Asset ownership) đối với vật phẩm có trong game của họ sau đó P2E cho những người chơi khác để kiếm lợi nhuận. Ttrong blockchain, người tham gia hoàn toàn có quyền Asset ownership bởi một khi đã được coi là tài sản thì trong thế giới NFT sẽ có quyền sở hữu.

Ngoài việc người tham gia có thể P2E thì nhiều dự án GameFi phát triển các tính năng của DeFi như: Staking (cam kết gửi tài sản tiền điện tử sở hữu làm tài sản thế chấp cho các mạng blockchain sử dụng thuật toán PoS), yield farming (kiếm lãi và phí giao dịch trên nền tảng DeFi), liquidity mining (cung cấp thanh khoản).

Điều đáng nói, các trò chơi blockchain hiện nay đều download và chơi miễn phí – cạnh tranh với game truyền thống trước đó. Tuy nhiên, nhiều game yêu cầu bạn cần phải mua token để tăng cấp độ nhân vật, mua vật phẩm trang bị để bắt đầu trò chơi. Dĩ nhiên, khoản đầu tư này sẽ sinh lời trong tương lai.

Làm cách nào để bắt đầu GameFi 

Bước 1: Tạo ví tiền điện tử, bạn cần có ví tiền điện tử để trữ coin và NFT tương ứng nhằm giao dịch trong trò chơi.

Bước 2: Sở hữu tài sản nhất định để bắt đầu, bạn có thể bắt đầu việc mua bán coin hay token trên các sàn giao dịch tương ứng, phổ biến nhất là Binance.

Bước 3: Cuối cùng là kết nối ví điện tử của mình cùng nền tảng GameFi để ví hoạt động và giúp bạn thao tác giao dịch dễ dàng hơn.

Combo đột phá giữa gaming và tài chính

Top các token Gaming hàng đầu tính theo vốn hóa thị trường

Trong xu thế mới với sự hiện diện của Metaverse, các nền tảng GameFi được kỳ vọng sẽ trở thành 1 kênh kiếm tiền hàng đầu của giới trẻ. Điển hình đối với tựa game Axie Infinity, nó đã trở thành trò chơi blockchain đầu tiên vượt qua 1 tỷ USD doanh số bán token. Ước tính, người tham gia Axie Infinity có thể thu nhập từ 500 USD đến gần 2000 USD/tháng.  

Nhiều tựa game blockchain làm nên tên tuổi điển hình như: Plants vs. Undead (PVU), Gods Unchained (GODS), DeRace, Neon District, Pegaxy, Derace và Defihorse đều là những tựa game có sức công phá mạnh mẽ trong năm 2022.

Dự án DefiHore – game đua ngựa trên blockchain cũng đang bùng nổ, hứa hẹn sẽ làm nên điều kỳ tích trong NFT Game. Người dùng có thể kiếm được token từ trò chơi này theo hình thức Tap to Ear. Người chơi có quyền Asset ownership đối với các tài sản NFT của mình. Họ có thể kiếm tiền bằng cách bán ngựa, đua ngựa, chăn nuôi,….

CEO DefiHorse – ông Edison Mai chia sẻ về Game NFT đua ngựa điện tử công ty mình đang phát triển, nhấn mạnh vào các yếu tố như tài chính phi tập trung, đồ họa đẹp, game play đơn giản vẫn hấp dẫn; thậm chí có cả yếu tố lịch sử và sinh học.

DefiHorse sẽ đón đầu xu thế mới, cung cấp một trò chơi trên đa nền tảng từ thiết bị máy tính đến smartphone, theo đó người chơi chỉ cần “chạm” là có thể chơi và kiếm tiền.

Kết luận chung, việc “mát tay” đầu tư hàng hiệu và bất động sản trong GameFi cũng giúp người chơi thu về khoản tiền khổng lồ lên tới cả triệu USD. Lúc này, ta nên nhìn nhận khả năng phát triển của GameFi là vô tận.

Zoe Nguyen

Exit mobile version