Gần 300 cửa hàng xăng dầu ngừng hoạt động, lý do từ đâu?

Hàng trăm cửa hàng xăng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động với nhiều lý do khác nhau như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hết hạn, đang chờ cấp lại, ngừng bán hàng đã được Sở Công Thương chấp thuận, hết xăng, dầu…

Nguyên nhân nào khiến cửa hàng xăng dầu ngừng bán xăng?

Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương dẫn báo cáo của các địa phương cho thấy, từ ngày 28-1 đến ngày 21-2-2022, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành gần 16.000 lượt kiểm tra, giám sát đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn cả nước

Trong đó phát hiện gần 300 cửa hàng xăng dầu ngưng bán hàng với các lý do: Giấy chứng nhận ĐKKD hết hạn, đang chờ cấp lại (101 cửa hàng); Đã được Sở Công Thương chấp thuận (44 cửa hàng); Trái phép (3 cửa hàng); Hết xăng, dầu (38 cửa hàng); Lý do khác (94 cửa hàng).

Tuy nhiên, tình trạng trên chủ yếu chỉ xảy ra ở các tỉnh miền Nam. Các tỉnh miền Bắc và miền Trung việc cung ứng, kinh doanh xăng dầu diễn ra bình thường, ít xảy ra việc đóng cửa, tạm ngưng kinh doanh.

Cụ thể, trên địa bàn các tỉnh miền Nam có 29 cửa hàng ngưng hoạt động do hết xăng, 215 cửa hàng ngưng hoạt động với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Lý giải về nguyên nhân đóng cửa, tạm ngưng kinh doanh, theo đại diện Tổng cục Quản lý thị trường, nguyên nhân chủ yếu của việc đóng cửa, tạm ngưng kinh doanh bao gồm:

Cùng đó, nhu cầu hàng hóa tại nhiều nơi trong cùng một địa điểm nên hệ thống xe chuyên chở không kịp phục vụ; nhiều nơi tiến hành sửa chữa hoặc giải thể không kinh doanh có thông báo với cơ quan quản lý nhà nước; không có đủ nhân lực để kinh doanh.

Ngoài ra, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 khiến chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng nhiễm bệnh; hoặc việc tạm ngưng hoạt động để sửa chữa, sang nhượng cửa hàng; tạm ngưng hoạt động do thiếu vốn, không đủ vốn để đặt hàng, nhập hàng…

Ngày 21/2/2022, giá xăng, dầu bán lẻ đã tăng thêm gần 1.000 đồng một lít, đưa giá xăng RON 95 lên mức cao nhất lịch sử, 26.280 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 là 25.530 đồng/lít. Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, sẽ tiếp tục giám sát, kiểm tra đột xuất các cửa hàng xăng dầu, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm sẽ áp dụng các hình thức xử phạt hoặc đề nghị cơ quan quản lý có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ các đơn vị đã bị thu hồi giấy phép.

Ngay sau ngày điều chỉnh điều hành giá xăng dầu ngày 21-2-2022, lực lượng quản lý thị trường cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát, kiểm tra đột xuất nơi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo phản ánh qua đường dây nóng của Tổng cục và nắm bắt tình hình chung trên thị trường, chủ động tham mưu, báo cáo về tình hình kinh doanh xăng dầu theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương.

Bên cạnh công tác kiểm tra, giám sát, quản lý thị trường cùng Sở Công thương truyên truyền, phổ biến và yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Exit mobile version