Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, Bitcoin đối mặt với nguy cơ ngủ đông tập 2

itcoin không hề hưởng lợi từ những rắc rối trong nội tại tài chính truyền thống.

Bitcoin mất mốc 27.000 USD lo sợ Bộ Tài chính Mỹ sẽ bổ sung đệm vốn để tăng khả năng thanh toán nợ. 

Giá Bitcoin đối mặt với nguy cơ ngủ đông khi bộ Tài chính Mỹ hành động

Cuối cùng Mỹ đã thoát khỏi cơn bão vỡ nợ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật về đình chỉ mức trần nợ công. Luật mới cho phép chính phủ Mỹ được đình chỉ mức trần nợ công 31.400 tỷ USD trong 2 năm tính đến hết ngày 1/1/2025, đổi lại việc Mỹ phải kiểm soát chi tiêu trong khoảng thời gian này. 

Điều đáng sợ thứ 2 đã đến, Bộ Tài chính Mỹ buộc phải bổ sung đệm vốn để có thể có tiền thanh toán. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải bán tháo trái phiếu kho bạc. 

Tổng trái phiếu kho bạc Mỹ ước tính khoảng hơn 1.000 tỷ USD. Nếu Mỹ bán tháo trái phiếu, sự bùng nổ về nguồn cung sẽ khiến thanh khoản bị rút cạn khỏi hệ thống ngân hàng. Điều này hoàn toàn không có lợi cho phố Wall, S&P 500, NASDAQ và tiền điện tử – đặc biệt là Bitcoin. 

Trong vòng 24 giờ qua, giá Bitcoin đã giảm 1,44% xuống 26.765,46 USD/BTC. Khối tài sản rủi ro sẽ trở nên mong manh hơn bao giờ hết, dễ bị tổn thương và lợi nhuận xuống mức thấp nhất chưa từng có. Lý do là bởi, người dân sẽ bảo vệ tiền mặt và tài sản cố định là vàng hơn là khối tài rủi ro, kể cả khi Bitcoin có được kỳ vọng là hàng rào chống lạm phát hay hơn thế nữa.  

Bởi vậy, triển vọng trong ngắn hạn đối với Bitcoin hay Ether đều không khả quan, các nhà đầu tư thường thua lỗ nặng nề trong giai đoạn tài chính này. 

Thực tế, Bitcoin không hề hưởng lợi từ những rắc rối trong nội tại tài chính truyền thống. Khi Mỹ bước chân vào cánh cửa suy thoái, đồng USD mất vị thế, thanh khoản cạn kiệt thì Bitcoin cũng khó để trở thành cánh tay cứu thế, trái lại Bitcoin còn là đối tượng hứng chịu trọn vẹn cú nổ tanh bành của quả bom vỡ nợ.  

Giá Bitcoin cũng tăng đột biến sau khi chứng kiến 3 ngân hàng thân thiện với crypto sụp đổ chỉ còn lại đống tàn tích và hỗn loạn vào hồi tháng 3. Thế nhưng không đồng nghĩa rằng chính phủ Mỹ vỡ nợ sẽ trở thành triển vọng lý tưởng của nền kinh tế phi tập trung, tiền điện tử hay bất kỳ điều gì khác tương tự.  

Lý thuyết cho thấy, khi một tổ chức vỡ nợ (ở đây là chính phủ Mỹ – giả thuyết) sẽ là tín hiệu tốt đối với công nghệ blockchain và hệ thống DeFi. Nhưng nó chỉ dừng lại ở việc chứng minh khái niệm bởi DeFi hay blockchain đều là những mảnh đất nguyên thủy nằm ngoài sự kiểm duyệt của chính phủ. 

Trong trường hợp nền tài chính Mỹ không may khủng hoảng, thì điều đáng tin cậy nhất lại là đồng USD Mỹ và Vàng.  

Đọc thêm: Nên chọn vàng hay Bitcoin giữa cơn khủng hoảng tài chính?

Vàng đã có lịch sử tồn tại ít nhất 2.500 năm, được chấp nhận và sử dụng như một phương tiện trao đổi thương mại trên toàn cầu. Thị trường vàng có bề dày và thanh khoản lớn. Các nhà đầu tư và ngân hàng trung ương hiện đang nắm giữ khoảng 3.700 tỷ USD, gấp 7 lần giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin, khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của vàng trong năm 2020 là 125,3 tỷ USD, trong khi BTC chỉ là 4,1 tỷ USD.

Chuyên gia phân tích cấp cao – bà Fiona Cincotta nói rằng Bitcoin đã có khởi đầu tốt trong năm nay khi tăng giá trị hơn 60% nhưng nếu nó tiếp tục rơi xuống mốc 25.000 USD, chắc chắn Bitcoin sẽ khó để vực dậy tiếp. 

Trong thời điểm hiện tại, điều mà Bitcoin đang cần lúc này là một quyết định chính sách ôn hòa hơn từ phía Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong việc tăng/giữ nguyên lãi suất hiện tại sau 10 lần liên tiếp mạnh tay “đè bẹp” tài sản rủi ro, trong đó có Bitcoin. 

Nguồn Bloomberg

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version