Giá dầu hạ nhiệt giữa chiến sự leo thang

Mỹ có đang nắm bắt cơ hội xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu?

Giá dầu giảm tiếp 4 USD báo hiệu những tín hiệu tích cực của thị trường Mỹ.

Giá dầu giảm tích cực

Mỹ có đang nắm bắt cơ hội xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu?

Theo đà giảm từ tuần trước, ngay trong phiên giao dịch đầu ngày 14/3/2022, giá dầu hạ nhiệt khoảng 4 USD/thùng trước tin tức Nga đã sẵn sàng cho đàm phán đình chiến tại Ukraine.

Giá dầu ngọt nhẹ WTI (West Texas Intermediate ) Mỹ giao tháng 4 giao dịch ở mức 107,7 USD/thùng, giảm 1,54%, tương đương 1,68 USD. Giá dầu thô Brent giao tháng sau giảm 4,12 USD, tương đương 3,6%, giao dịch ở mức 108,55 USD/thùng.

Giá dầu giảm tiếp 4 USD tại thị trường Mỹ.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman nói rằng Nga đã sẵn sàng cho 1 cuộc đàm phán tích cực với người láng giềng Ukraine mặc cho những cáo buộc rằng Moscow có ý định thôn tính nước bạn.

Kể từ khi chiến sự đặc biệt Nga tổ chức ở Ukraine vấp phải sự phản đối kịch kiệt của thế giới, giá dầu tăng cao kỷ lục kể từ năm 2008. Việc này làm dấy lên lo ngại khủng hoảng năng lượng trầm trọng.

Tổng thống Joe Biden đưa ra lời tuyên bố “thép” sẽ không xuất nhập khẩu dầu khí Nga, Anh cũng cho biết hạn chế mua dầu của Nga đồng thời lên kế hoạch dừng nhập khẩu vào cuối năm 2022.

Liên minh EU đồng ý đưa ra các kế hoạch mục tiêu trong năm 2022 sẽ cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, hướng đến mục tiêu “độc lập năng lượng” vào năm 2030.

Ứng phó giá dầu

Áp lực giảm giá diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngầm ám chỉ rằng UAE sẽ hỗ trợ OPEC+ gia tăng sản lượng dầu thô.

Trên thị trường “vàng đen”, Nga là quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới với trữ lượng 7 triệu thùng/ngày (7% nguồn cung thế giới).

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã khiến nền tài chính toàn cầu rung chuyển khi Mỹ và đồng minh yêu cầu tước bỏ đặc quyền “tối huệ quốc”, áp lệnh trừng phạt nhằm đánh vào nền kinh tế Nga.

Sau khi gián tiếp bị loại khỏi cuộc chơi kinh tế, Nga hứng chịu hậu quả nặng nề khi chứng kiến đồng ruble mất gần 1 nửa giá trị trên thị trường. Các công ty tài chính, dịch vụ, thương mại,…đồng loạt rút chân khỏi thị trường Bạch dương.

Đáp trả lại Mỹ và EU, Tổng thống Vladimir Putin cũng ký sắc lệnh hạn chế và công bố danh sách cấm 200 mặt hàng xuất khẩu được chính phủ quy định kéo dài đến hết ngày 31/12 nhằm đảm bảo an ninh Nga.

Nga có vẻ tính đến phương án quốc hữu hóa, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp trong nước sử dụng đồng ruble, ngân hàng trung ương có hành động tích trữ vàng nhằm mục đích phi USD hóa nền kinh tế.

Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các thị trường thế giới mặc dù đang đối mặt với sự cấm vận kinh tế mạnh nhất từ trước đến nay. Ở kịch bản tồi tệ nhất, các nhà chiến lược kinh doanh đã tính đến thời kỳ “tận thế” khi giá dầu đạt đỉnh 300 USD/thùng.

Không chỉ với Nga, phía Mỹ cũng “đau đầu” trước nhiều thách thức. Mỹ chứng kiến lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ qua ở mức 7,9%. Giá xăng trung bình toàn quốc của Mỹ tăng 10% lập kỷ lục so với thời kỳ khủng hoảng năm 2008.

Người dân Mỹ hoang mang giữa 2 câu hỏi: Ủng hộ Ukraine hay thắt chặt chi tiêu do xăng dầu “phá giá”? Tổng thống Joe Biden có lẽ sẽ mất thời gian để tháo gỡ nút thắt quan trọng này.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version