Giá dầu leo thang, Trung Quốc nới lỏng chính sách phong tỏa

Dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ đã giảm.

Giá dầu tăng ngay trong phiên đầu giao dịch tại thị trường châu Á.  

Giá dầu phản ứng mạnh

Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng ngay trong phiên giao dịch sớm tại thị trường châu Á. Trung Quốc nới lỏng các chính sách phong tỏa nhằm ngăn chặn Covid-19 làm dấy lên hy vọng mới về nút thắt nguồn cung.

Cụ thể, giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 6 được giao dịch ở mức 114,1 USD/thùng, tăng 1,72 USD, tương đương 1,53 %.

Giá dầu thô Brent giao tháng 7 được giao dịch ở mức 111,9 USD/thùng, giảm 2,31 USD, tương đương 2,02%.

Giá dầu thế giới biến động.

Tại Trung Quốc, thành phố Thượng Hải không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới bên ngoài khu cách ly trong 3 ngày vừa qua – một cột mốc đáng mong đợi. Có thể Thượng Hải sẽ sớm kết thúc tình trạng “đóng cửa” kéo dài 6 tuần qua.

CEO điều hành SPI Asset Management, Stephen Innes bày tỏ quan điểm: “Thời gian tới, Trung Quốc nới lỏng chính sách có thể tạo đà khiến giá dầu leo thang. Điều này là tin vui với các nhà sản xuất nhưng là nỗi sợ của người tiêu dùng”.

Viện dầu khí Mỹ dẫn chứng số liệu cho thấy lượng dự trữ dầu thô và xăng của quốc gia này đã giảm.

Giá xăng RBOB tại Mỹ tăng lên mức cao nhất lịch sử trong vài ngày qua khiến giá dầu ngược kịch bản tăng giá.

Sản lượng dầu thô và lệnh trừng phạt

EU chưa đạt được sự đồng thuận trong việc cấm nhập khẩu năng lượng dầu từ Nga.

Sản lượng dầu thô của Nga đã giảm gần 9% trong tháng 4. Một số quốc gia trong nhóm OPEC đã giảm tốc độ sản xuất dầu . 

Song áp lực về giá vẫn còn khi có thông tin cho hay Mỹ đang cân nhắc việc cho phép Chevron Corp (CVX.N) gia hạn hợp tác với Venezuela, tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm của Mỹ.

Mọi thay đổi cuối cùng có thể khiến lượng dầu thô được tung ra thị trường đúng như mong đợi.

Trong diễn biến khác, EU đã thất bại về lệnh cấm vận dầu Nga.

EU đã hy vọng đạt được một thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên vào cuối tuần qua nhưng mọi thứ không thành công khi Hungary dẫn đầu một nhóm các nước phản đối biện pháp này.

Các nước EU chưa “cai nghiện khí đôt” khi quá nhiều quốc gia vẫn phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga, bao gồm Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia và Bulgaria, đã nhiều lần lên tiếng phản đối lệnh cấm. Chính phủ Hungary cho biết lệnh cấm vận sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế nước này.

Đề xuất cấm vận dầu thô của Nga là một phần của gói trừng phạt thứ 6, được EU đưa ra vào ngày 4/5, để trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Nhiều nhà ngoại giao tin tưởng rằng hội nghị thượng đỉnh diễn ra trong 2 ngày 30-31/5 là thời điểm vàng để đạt thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu theo giao đoạn.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version