Giá dầu tăng sau khi EU cấm nhập khẩu phần lớn dầu từ Nga

Ngày 30/5, ông Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, thông báo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cấm một phần dầu Nga tại cuộc họp với 27 quốc gia thành viên. Giá dầu tăng mạnh ngay sau đó.

Giá dầu tăng trong ngày 31/5 ngay sau khi EU đồng ý cấm 2/3 nhập khẩu dầu từ Nga, sau khi đạt thỏa thuận với Hungary tại hội nghị thượng đỉnh ở Bỉ. EU cũng nhất trí loại ngân hàng Sberbank lớn nhất Nga khỏi hệ thống tài chính SWIFT và áp lệnh cấm thêm ba hãng phát thanh truyền hình nhà nước của Moskva.

“Thống nhất cấm nhập khẩu dầu Nga vào Liên minh châu Âu (EU). Điều này sẽ lập tức có hiệu lực với hai phần ba lượng nhập khẩu dầu từ Nga, cắt đứt nguồn tài chính khổng lồ cho cỗ máy chiến tranh của họ. Gây áp lực tối đa lên Nga để kết thúc xung đột”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel viết trên Twitter đêm 30/5 sau cuộc họp thượng đỉnh của EC tại Brussels, Bỉ.

Giá dầu thô tương lai Brent hết hạn tháng 7 tăng 33 xu lên 122 USD trong khi hợp đồng dầu thô hết hạn vào tháng 8 tăng 33 xu lên 117.93 USD. Giá dầu thô tương lai của US West Texas Intermediate (WTI) giao dịch ở mức 117,31 USD / thùng, tăng 2,24 USD so với giá đóng cửa ngày 27/5. Giá dầu ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ vào năm 2022 và tăng hơn 55% cho đến nay trong năm nay.

Các nhà lãnh đạo châu Âu thống nhất cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm 2022 sau khi đạt được thỏa hiệp với Hungary – quốc gia phản đối quyết liệt nhất về lệnh cấm vận dầu Nga do lo ngại việc cắt giảm nguồn cung sẽ tàn phá kinh tế nước này.

Nhiều chuyên gia cho rằng giá dầu tăng sẽ hạ nhiệt khi các điểm hạn chế nguồn cung được giải quyết. Stephen Innes, đối tác quản lý của SPI Asset Management, cho biết: “Các nhà đầu cơ đang định vị cho sự phục hồi của thị trường dầu sau hội nghị thượng đỉnh EU.”

“Thị trường đang định vị thị trường ở nhu cầu tại một số quốc gia châu Á, tuy nhiên, mối quan tâm hiện nay là giá dầu tăng vọt có thể dẫn tới phá hủy nhu cầu theo từng mùa.”

Nhu cầu dầu ở Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trở lại khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát. Thượng Hải đã thông báo kết thúc thời gian phong tỏa, cách ly và sẽ cho phép phần lớn người dân ra ngoài từ thứ 4.

Về phía sản xuất, OPEC+ vẫn trung thành với thỏa thuận tăng dầu khiêm tốn là 432,000 thùng/ngày từ tháng 7, bất chấp lời kêu gọi tăng sản lượng để hạ nhiệt thị trường từ phương Tây.

Exit mobile version