Giá sản xuất tại Đức tăng “chóng mặt” trong tháng 3/2022

Giá sản xuất tại Đức tăng "chóng mặt" trong tháng 3/2022

Giá sản xuất tại Đức tăng "chóng mặt" trong tháng 3/2022

Trong tháng 3/2022, giá sản xuất tại Đức tiếp tục chạm mức kỷ lục, khi tăng tới 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vào ngày 20 tháng 4, Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố số liệu cho thấy, giá sản xuất trong tháng 3 tại quốc gia này đã tăng với tốc độ nhanh nhất, kể từ khi Detatis bắt đầu thống kê vào năm 1949.

Trước đó, giá sản xuất tại Đức trong tháng 1 đã tăng kỷ lục 25%, tiếp tục tăng trong tháng 2 và vào tháng 3 đã tăng 30,9%.

Cụ thể, theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, trong giai đoạn từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, các nhà sản xuất đã nâng giá các sản phẩm công nghiệp lên 30,9% – một con số kỷ lục tính từ năm 1949.

Dữ liệu từ Destatis đã thể hiện những tác động của cuộc giao tranh Nga-Ukraine.

Kể từ ngày 24 tháng 2, khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt với Ukraine, ngoài hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng chứng kiến sự tăng giá, năng lượng và khí đốt tự nhiên cũng tăng giá một cách “chóng mặt”.

Theo thông tin từ Destatis, trong tháng 3/2022, giá năng lượng đã tăng phi mã tới 83,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài năng lượng, một số mặt hàng khác cũng tăng mạnh trong tháng 3, điển hình là giá dầu ăn tăng 72,3%, bơ tăng 56% và cà phê tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.

Giá sản xuất tăng là tín hiệu cho thấy nhiều khả năng giá tiêu dùng sẽ tăng theo trong thời gian tới, do các nhà bán lẻ sẽ chuyển một phần mức tăng cho người tiêu dùng.

Giá sản xuất tăng cao có thể kéo giá tiêu dùng tăng theo

Tình hình lạm phát tại Đức cũng đang căng thẳng hơn bao giờ hết, trong vài tháng gần đây, tỷ lệ lạm phát tại quốc gia này đã chạm mức 7,3% – mức kỷ lục tính từ năm 1981. Với tình hình hiện tại, các nhà kinh tế nhận định, tỷ lệ lạm phát có thể đạt ngưỡng hai con số trong tương lai gần.

Tính đến thời điểm hiện tại, cách lệnh trừng phạt mạnh mẽ về kinh tế mà Nga đang áp đặt với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, khiến cho nền kinh tế của 27 quốc thành viên lâm vào trạng thái khó khăn.

Có thể nói, Đức là quốc gia đầu tàu tại châu Âu. Quốc gia này nhập khẩu một lượng khí đốt khá lớn tại Nga – lên đến 55%. Mặc dù hiện tại, tỷ trọng khí đốt nhập khẩu tại Nga đã hạ xuống còn hơn 40% trong quý I/2022, nhưng nếu châu Âu chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Nga trước năm 2024, nền kinh tế Đức có thể rơi vào trạng thái suy thoái.

Exit mobile version