Giá thép lại điều chỉnh, giảm lần thứ 10 liên tiếp

Giá thép lại điều chỉnh, giảm lần thứ 10 liên tiếp

Giá thép đã có lần giảm thứ 10 liên tiếp. Đợt điều chỉnh mới nhất, giá mỗi tấn thép trong nước đã giảm thêm 310 nghìn đồng.

Giá thép giảm 10 lần liên tiếp kể từ giữa tháng 5

Giá thép mới đây tiếp tục được các doanh nghiệp thông báo điều chỉnh. Theo đó, các doanh nghiệp như Công ty CP Sản xuất thép Việt Đức, Thép Kyoei Việt Nam, Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên… đưa ra thông báo giảm giá đối với sản phẩm thép cuộn xây dựng, thép cây 110.000-310.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế VAT). Giá bán được áp dụng trên toàn quốc.

Tại miền Bắc, thép Việt Đức điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và 200.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện tại, giá của 2 sản phẩm này ở mức 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu/tấn.

Tương tự, thép Hòa Phát miền Bắc điều chỉnh giảm đối với thép CB240 300.000 đồng/tấn, xuống 15,69 triệu đồng/tấn; giảm 110.000 đồng đối với thép D10 CB300, xuống 16,39 triệu đồng/tấn.

Hòa Phát miền Nam điều chỉnh giảm đối với 2 loại thép trên từ 200.000-210.000 đồng/tấn, lần lượt còn 15,79 triệu/tấn và 16,29 triệu đồng/tấn.

Theo điều chỉnh của Công ty Thép Kyoei tại miền Bắc, thép CB240 giảm 310.000 đồng/tấn còn 15,5 triệu/tấn và thép D10 CB300 giảm 200.000 đồng/tấn, còn 16,16 triệu đồng/tấn.

Như vậy, cộng cả lần giảm mới nhất, giá thép trong nước đã có lần giảm giá thứ 10 liên tiếp, tính từ ngày 11/5. Mức giảm tính tổng lên tới hơn 3 triệu đồng/tấn, tùy vào từng thương hiệu, từng loại thép. Có thể thấy, đợt giảm liên tiếp này đã kéo giá bán lẻ thép xây dựng giảm về vùnggiá tương đương mức đầu tháng 12.

Nguyên liệu sản xuất thép tiếp tục giảm

Các doanh nghiệp chia sẻ, giá thép giảm liên tục nguyên nhân xuất phát từ việc giá nguyên liệu đầu vào của ngành này đã giảm liên tục.

Theo kỳ vọng của VNDirect, giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn. Tuy nhiên, do nhu cầu thép phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, cộng với đó là giá nguyên liệu đầu duy trì ở mức cao khiến cho quá trình giảm giá kéo dài.

“Việc giá bán thép giảm cũng sẽ gây áp lực lên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép trong 6 tháng cuối năm khi hàng tồn kho giá rẻ được tiêu thụ hết, đặc biệt đối với các công ty thương mại thép”,

VNDirect đưa ra dự báo rằng, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt là công ty thương mại thép sẽ bị chịu áp lực bởi việc giá thép giảm, khi mà hàng tồn kho sẽ được tiêu thụ hết.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, so với quý I/II/2020, giá thép đã tăng khoảng 30-40%, giá xi măng 15-20%, giá nhựa đường 15-20%, giá cát bê tông tăng 20%, giá đá xây dựng tăng 10%, giá đất đắp nền tăng 30-40%.

Bộ này nhận định, thời gian tới, thị trường vật liệu xây dựng sẽ còn nhiều biến động. Nhất là với thép, ngành phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu đặt trong bối cảnh trên thế giới, giá thép biến động thất thường do căng thẳng kinh tế, thương mại.

Exit mobile version