Giá thép lại giảm thêm 200 nghìn mỗi tấn

Lý giải việc nhu cầu giảm mạnh nhưng giá thép vẫn tăng

Sau 12 đợt liên tục điều chỉnh tính từ giữa tháng 5 tới nay, giá thép đã giảm tổng khoảng 4 triệu đồng mỗi tấn.

Giá thép liên tục điều chỉnh, nhưng vẫn khá cao

Gần đây, Hòa Phát giảm 200.000 đồng một tấn cho thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại thị trường miền Bắc về còn 15,18-16,4 triệu đồng một tấn. Mức giảm tương tự cũng được Việt Ý, Việt Đức, Kyoei, Thép Miền Nam, Pomina, Việt Sing, Tung Ho, Việt Mỹ… áp dụng

Trong đợt điều chỉnh lần này, tại thị trường miền Bắc, Hòa Phát giảm 200.000 đồng một tấn cho thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Giá thép bán ở mức hiện tại là 15,18-16,4 triệu đồng/tấn.

Tương tự Hòa Phát, Việt Đức, Việt Ý, Thép Miền Nam, Kyoei, Pomina, Tung Ho, Việt Sing, Việt Mỹ… cũng áp dụng giảm như vậy.

Chỉ riêng Việt Nhật, 2 loại thép phổ biến trên được giảm giá với biên độ sâu. Cụ thể, thép D10 CB300 giảm 400.000 đồng/tấn, thép CB240 giảm tới 650.000 đồng/tấn. Đặc biệt là thép Thái Nguyên giá được điều chỉnh mạnh hơn, lần lượt ở mức 1,06 và 1,68 triệu đồng/tấn.

Chỉ tính riêng 1 tháng qua, thép có đến 4 đợt giảm giá liên tiếp, mức giảm lũy kế dao động từ 0,7-1,21 triệu đồng/tấn. Còn tính từ đầu tháng 5, giá thép có 12 lần điều chỉnh. Lũy kế 3 tháng qua, giá thép đã giảm khoảng 4 triệu đồng/tấn.

Dù được điều chỉnh giảm mạnh như vậy nhưng nhiều người dùng vẫn cho rằng, giá thép hiện tại vẫn khá cao. Bởi trước đó, nó tăng từ 12,5 triệu đồng/tấn và liên tục lập đỉnh. Còn 12 đợt giảm giá vừa qua chỉ…”nhỏ giọt”.

Giá thép lùi sâu do nhu cầu suy giảm

Giá thép lùi sâu bởi nhu cầu suy giảm. Số liệu SSI Research tổng hợp cho thấy, tại EU, giá thép cuộn cán nóng đã điều chỉnh khoảng 35%, thấp hơn cả mức trước khi xảy ra căng thẳng Nga – Ukraine.

Ngoài ra, 2 thị trường gồm có Trung Quốc và Mỹ giảm 15-20% bởi hoạt động xây dựng và sản xuất ít hơn, khi mà toàn thế giới xảy ra lạm phát. Nhất là khi nhu cầu ở Trung Quốc yếu đi do giãn cách xã hội, bất lợi về thời tiết cùng với sự tăng trưởng chậm lại của thị trường bất động sản.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đưa số liệu, tính chung nửa đầu năm, thép thành phẩm bán ra đạt hơn 15,1 triệu tấn, tăng ở mức 0,6% so với cùng kỳ.

Nói về triển vọng thị trường thép trong tương lai, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định là không chắc chắn. VCBS dẫn báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) dự báo rằng, năm 2022 và 2023, nhu cầu thép sẽ tăng rất chậm, lần lượt ở mức 0,4% và 2,2%.

Trong khi nhu cầu thép năm ngoái tăng 10,7% ở các nền kinh tế đang phát triển, trừ Trun gQuoocs thì năm nay, con số này dự kiến chỉ ở mức 0,5%. Còn ở các nền kinh tế phát triển, nhu cầu chỉ tăng ở mức 1,1% do tác động của lạm phát và chiến tranh Nga – Ukraine.

Theo tính toán của VnDirect, giá thép năm nay và 2023 ở mức 16,1 triệu đồng và 14,5 triệu đồng/kg, tương ứng giảm 5-15% so với mức hiện tại.

Giá thép giảm đã đang đè nặng lên biên lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) ở quý II giảm gần 60% so với cùng kỳ, chỉ đạt hơn 4.000 tỷ đồng. Hay như thép Nam Kim (NKG) mức lãi ròng cũng giảm 76% so với cùng kỳ, đạt hơn 200 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh của SMC, Thép Cao Bằng, Thép Thủ Đức… đều ảm đạm, thậm chí thua lỗ.

Exit mobile version