Giá USD ngân hàng lập kỷ lục mới, sát mốc 23.900 đồng

Giá USD ngân hàng lập kỷ lục mới, sát mốc 23.900 đồng

Chiều nay (26/9), giá USD ngân hàng lập kỷ lục mới, tiến sát mốc gần 23.900 đồng, xu hướng này cũng diễn ra trên thị trường chợ đen.

Ngân hàng thương mại đồng loạt điều chỉnh giá USD

Giá mua bán đôla Mỹ vào chiều 26/9 được nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt điều chỉnh, tăng phổ biến trong mức 15-25 đồng/USD.

Cụ thể, ngân hàng Vietcombank điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng 25 đồng so với cuối tuần trước, lên mức 23.590 – 23.870 đồng. Như vậy, giá USD tại Vietcombank đã tăng gần 0,85% chỉ trong hai tuần và tăng hơn 4,1% so với đầu năm.

Còn tại BIDV, giá USD cũng được điều chỉnh lên 23.585 – 23.865 đồng (tăng 15 đồng). Trong khi đó, giá USD ngân hàng được điều chỉnh tại ACB là 23.570 – 23.900 đồng;  Sacombank là 23.583 – 23.978 đồng.

Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước hiện niêm yết ở mức giá 23.334 đồng, so với cuối tuần trước tăng 10 đồng, so với đầu năm tăng hơn 0,8%. Với biên độ 3%, các ngân hàng sẽ được giao dịch USD ở mức giá sàn là 22.633 đồng, giá trần là 24.034 đồng.

Giá USD sáng nay trên thị trường tự do sau nhiều ngày đi ngang cũng tăng hơn 150 đồng. Tại TP HCM, điểm thu đổi ngoại tệ niêm yết giá 24.170 – 24.270 đồng. Ở Hà Nội, mức giá giao dịch tăng 170 đồng so với ngày hôm qua, quanh mốc 24.200 – 24.250 đồng.

Tỷ giá USD/VND tại Vietcombank từ đầu năm tới nay (Ảnh: VnExpress)

Khi đồng bạc xanh ngày càng mạnh thì tỷ giá USD/VND liên tục đi lên. Tính theo giờ Việt Nam, tới 15h hôm nay, thước đo sức mạnh của USD – chỉ số USD Index tăng 0,18% lên 113,4 điểm.

Hàng loạt đồng tiền lớn mất giá mạnh

Chính bởi chỉ số USD Index tăng mạnh đã kéo theo hàng loạt đồng tiền lớn rơi cảnh mất giá mạnh. Có thể kể đến như đồng nội tệ của Hàn Quốc. Lần đầu tiên sau 13 năm, đồng tiền này đã giảm xuống dưới mốc 1.420 won/USD. Hay sáng nay, giá bảng Anh so với đôla Mỹ cũng xuống thấp chưa từng thấy…

Từ đầu năm đến nay, tiền đồng mất giá hơn 4,1% so với đôla Mỹ. Với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá thanh toán bằng đồng bạc xanh, điều này đang tạo ra áp lực chi phí. Theo chia sẻ của nhiều công ty, các sản phẩm nhập về sẽ bị tăng giá mạnh.

Tuy nhiên, khi USD đi lên, nhà xuất khẩu hàng hoá lại là bên được hưởng lợi nhưng nó không chỉ chịu tác động một chiều. Tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu của doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường rất lớn. Do đó, khi giá USD tăng, áp lực mà doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu đó là tăng chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Đầu tuần, giá vàng thế giới giao ngay trên thị trường kim loại quý đi ngang, giao dịch dưới 1.650 USD/ounce. Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC giảm hơn 100.00 đồng/lượng, giao dịch ở mức 65,6 – 66,4 triệu đồng.

Exit mobile version