Giá vàng, dầu kéo nhau giảm mạnh, nhận định của chuyên gia

nhất

Trong phiên đầu tuần, giá vàng đã mất gần 36USD/ounce, trong khi đó, giá dầu thô cũng mất tới 7%.

Giá vàng giảm do đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng cao

Phiên giao dịch ngày 28/3 chốt lại với việc giá vàng thế giới giao ngay giảm xuống 1.922 USD, mất gần 36 USD/ounce. Hiện tại, giá giao dịch vàng thế giới là quanh mốc 1.927 USD.

Hôm qua, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên cao nhất kể từ tháng 4/2019. Động thái này xuất hiện nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi mạnh tay nhằm đối phó với lạm phát.

Cùng ngày, đồng đôla cũng tăng 0,4%. Lợi suất trái phiếu Mỹ cùng với giá đôla Mỹ tăng được cho là khiến kim loại quý bị mất giá.

Vai trò của công cụ trú ẩn là kim loại quý sẽ còn đối mặt với sức ép trước kỳ vọng về cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga – Ukraine.

Nhà phân tích cấp cao – Jim Wycoff tại Kitco Metals nhận định, lo ngại lạm phát đã chặn lại đà giảm của vàng.

Dù giảm sâu trong phiên giao dịch đầu tuần nhưng giá vàng không khiến các nhà đầu cơ giá giảm đi sự lạc quan đối với thị trường kim loại quý. Có nhiều ý kiến nói rằng, phiên giao dịch đầu tuần chỉ là một trong những đợt điều chỉnh giảm như thường lệ trước khi vàng tiếp tục tăng trong ngắn hạn.

Rạng sáng 29/3, giá vàng trong nước cũng hạ nhiệt. Hầu hết các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý đều điều chỉnh giảm nhẹ giá vàn, ở mức bán ra là trên 69 triệu đồng/lượng.

DOJI là thương hiệu vàng giảm mạnh nhất. Ở Hà Nội, giá vàng DOJI điều chỉnh 50.000 đồng ở chiều bán, ở TP.HCM, vàng DOJI giảm 200.000 đồng ở cả 2 chiều.

Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng mua ở mức 68,6 triệu đồng/lượng, bán ra 69,32 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, giá vàng SJC mua tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng chiều bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Giá vàng dù giảm, tuy nhiên vài ngày qua, biên độ chênh lệch mua – bán vàng vẫn ổn định trong khoảng 700.000 đồng/lượng.

Giá dầu đi xuống

Đầu tuần, giá dầu thô đã giảm mất 7%. Tuy nhiên, sáng nay, giá trong phiên châu Á tiếp tục đi xuống. Nguyên nhân được xác định là do lo ngại đại dịch tái bùng phát ở Trung Quốc – nước hiện đang nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Hôm qua, giá dầu WTI giảm 7%. Hiện, nó tiếp tục giảm 1,3% xuống 105 USD một thùng. Sáng nay, dầu Brent cũng mất 1,7%, chỉ còn 110,5 trong khi phiên trước đó cũng giảm gần 7%.

2 năm trước, Trung Quốc trải qua đợt dịch Covid-19 vô cùng tồi tệ ở Vũ Hán. Đến nay, nước này tiếp tục phải đối phó với đợt bùng dịch tồi tệ tiếp theo. Biến chủng Omicron lây nhiễm nhanh đã gây áp lực lên chiến lược Zero Covid của Trung Quốc.

Vấn đề nguồn cung tháng 5 sẽ được thảo luận trong tuần này bởi tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh. Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine cùng với căng thẳng ở Trung Đông khiến thị trường dầu một tháng qua biến động mạnh. Trước đó, tổ chức này cho hay sẽ vẫn giữ chính sách như hiện tại (chỉ tăng cung nhẹ).

Exit mobile version