Giá vàng trong nước “đứng im”, mặc thế giới… giằng co

Giá vàng trong nước “đứng im”, mặc thế giới… giằng co

Trên thế giới, giá vàng tiếp tục giằng co ở ngưỡng 1.818 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng trong nước vẫn… đứng im.

Giá vàng thế giới giằng co: Điều dễ hiểu

Đầu ngày 15/1 tính theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ở mức 1.818 USD/ounce. So với cùng thời điểm của ngày hôm qua (1.823 USD/ounce), mức giá này đã giảm 5 USD/ounce.

Tại Việt Nam, chốt phiên 14/1, giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức phổ biến từ 61,05 – 61,72 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Ở thị trường TP.HCM, giá vàng mua vào tương đương thị trường Hà Nội nhưng ở chiều bán ra ở mức 61,7 triệu đồng/lượng.

Về việc giá vàng trên thế giới suy yếu khi không thể vượt qua mức cản 1.830 USD/ounce là điều dễ hiểu khi dữ liệu kinh tế Mỹ kém đi khiến cho nhà đầu tư buộc lòng dồn vốn vào các kênh sinh lời khác.

Doanh số bán lẻ tháng 12/2021 được Mỹ công bố giảm 1,9% so với dự báo chỉ giảm 0,1%. Chưa kể, khảo sát của Đại học Michigan (Mỹ) chỉ ra, chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã rớt từ 70,6 điểm xuống 68,8 điểm. Thêm nữa, báo cáo Triển vọng kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho thấy, kinh tế toàn cầu có khả năng giảm so với năm trước do ảnh hưởng bởi mối đe dọa mới từ dịch Covid-19 cũng như lạm phát tăng cao.

Những thông tin “bất lợi” cho vàng đã khiến giới đầu tư tài chính dồn vốn vào “đồng bạc xanh”. Trước đó, giá trị của đồng tiền này trong trạng thái suy yếu. Việc USD đảo chiều, giá tăng so với các đồng tiền khác đã đè nặng sức ép lên giá vàng. Tỏng khi đó, lãi suất trái phiếu tăng vọt từ 1,72%/năm lên 1,75%/năm khiến cho trái phiếu Mỹ trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Việc nhiều người thug om USD để mua trái phiếu cũng là động lực đẩy giá USD tăng lên.

Triển vọng của giá vàng

Đại học Michigan (Mỹ) chỉ ra trong một khảo sát rằng, đông lực tăng giá cho thị trường vàng là khó, ngay cả khi người tiêu dùng Mỹ kỳ vọng rằng áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2022.

Lạm phát tăng, giới đầu tư sẽ tìm cách đổ xô vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn bởi đây vốn được coi là hàng rào để chống lạm phát. Dù vậy, một số chuyên gia nhận định, giá vàng sẽ lạc quan hơn khi bước sang tuần thứ ba của năm 2022.

Đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ là 2 yếu tố lớn tác động đến giá vàng trong tương lai. Theo nhận định của giới đầu tư, đồng USD sẽ giảm mạnh và nhường chỗ cho vàng. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu là nhân tố sẽ ngắt đà tăng của giá vàng.

Chia sẻ với Kitco, một chuyên gia kim loại quý của hãng OANDA cho rằng, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 và đây chính là cơ hội tốt cho vàng trong thời gian vài tháng tới. Dù khó có thể bật cao nhưng nó có thể vẫn ở mức tốt.

Đồng USD đang chịu sự ảnh hưởng của sự hồi phục nền kinh tế châu Âu cùng sức mạnh mới mà đồng Euro mang lại. Bởi thế, vàng cũng đang theo dõi nhất cử nhất động của đồng USD.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version