Giá xăng giảm khi nguồn cung dầu thô toàn cầu tăng

Giá xăng giảm khi nguồn cung dầu toàn cầu có dấu hiệu tăng

Nguồn cung dầu thô toàn cầu gia tăng có thể khiến giá xăng đạt mốc giá lịch sử trước đó ở Mỹ và châu Âu có thể hạ nhiệt.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency’s – IEA) cho hay nguồn cung dầu toàn cầu đã tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong tháng 10, Mỹ chiếm 50% mức tăng do sản lượng dầu khai thác ở vịnh Mexico phục hồi (trước đó cơn bão Ida hồi tháng 8 đã gây ra 1 cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên diện rộng).  

Cơ quan này cho hay dự kiến họ sẽ tăng mỗi ngày thêm 1,5 triệu thùng trong 2 tháng cuối năm, đồng thời đưa ra dự báo Mỹ sẽ trở thành quốc gia có mức tăng mạnh hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Nguồn cung dầu thô tăng tác động đến giá xăng thế giới

“Các biện pháp thắt chặt thị trường dầu mỏ thế giới vẫn đang tiến hành nghiêm túc song sự phục hồi từ đợt tăng giá mới có thể sắp xảy ra”, IEA nói thêm. Giá dầu thô Mỹ và dầu Brent đang giao dịch ở mức gần như cao nhất trong 6 tuần trở lại đây ở ngưỡng 80,15 USD và 81,62 USD/thùng.

California đã chứng kiến mức giá xăng 4,68 USD/gallon xăng. Hôm 25/10, các tài xế ở Mỹ đã phải trả trung bình 3,36 USD/gallon cao hơn 1,22 USD so với giá xăng trung bình 2,14 USD/gallon ở Mỹ năm ngoái.

Nguồn cung dầu thô tăng tác động đến giá xăng thế giới

Ngoài giá xăng, cùng với việc giá cả nhiều loại hàng hóa tăng vọt, lạm phát cũng đang tác động tiêu cực tới túi tiền của người Mỹ, đe dọa sự phục hồi kinh tế trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022.

Châu Âu cũng không thoát khỏi thảm cảnh. Giá xăng chạm mốc cao kỷ lục tại Anh vào tháng 10. IEA cho biết họ dự kiến ​​sản lượng sẽ tăng trong 2 tháng tới bất chấp việc nhóm các nước sản xuất dầu OPEC + từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc tăng sản lượng vượt mức kế hoạch hàng tháng là 400.000 thùng/ngày.

IEA đã nâng dự báo sản lượng của Mỹ thêm 300.000 thùng/ngày trong quý IV và trung bình 200.000 thùng/ngày vào năm 2022.

Nguồn cung dầu thô tăng tác động đến giá xăng thế giới

Báo cáo cho biết: “Việc tăng sản lượng vẫn được tiến hành theo 1 cách nào đó để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phục hồi sau đợt sụt giảm do tình hình Covid-19 căng thẳng 2020”. Đồng thời, IEA cũng cho biết thêm rằng sản lượng của các nhà máy lọc dầu cũng đang tăng trở lại, sau khi được bảo trì vào mùa thu 2021.

Dự báo nhu cầu xăng dầu toàn cầu quý cuối năm là 250.000 thùng/ngày khi người dùng có xu hướng sử dụng nhiều hơn trong khoảng thời gian cuối năm, trong bối cảnh ngày càng nhiều nước mở cửa du lịch trở lại, độ phủ sóng của vaccine nhiều hơn.

Báo cáo cụ thể nhấn mạnh: “Dữ liệu gần đây cho thấy việc sử dụng ô tô cá nhân đã tăng trên mức trước Covid, Mỹ chứng kiến xăng tăng rất mạnh trong tháng 9 và tháng 10”.

Mặc dù giá cao nhưng nhu cầu tiêu thụ xăng ở châu Âu vẫn ở mức cao, trong khi tiêu thụ ở Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng hơn 10% so với mức của năm 2019, IEA cho biết. Điều này xảy ra bất chấp doanh số bán xe điện cao nhất lịch sử trong tháng 9 và 10.

IEA giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu là 5,5 triệu thùng/ngày vào năm 2021 và 3,4 triệu thùng/ngày vào năm 2022 không thay đổi so với báo cáo hồi tháng 9. Dịch Covid-19 mới bùng phát nghiêm trọng ở châu Âu, sản lượng công nghiệp yếu và giá dầu cao có thể kéo theo bất kỳ sự gia tăng nhu cầu nào.

Zoe Nguyen (Nguồn CNN)

Exit mobile version