Giá xăng ngày 1/3: Hạ nhiệt cả xăng lẫn dầu

Giá xăng ngày 1/6 áp sát 21.500 đồng

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 1/3, giá các mặt hàng này đều giảm từ 15h ngày hôm nay.

Giá xăng tiếp tục giảm

Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương ngày 1/3, trừ dầu mazut, các mặt hàng xăng, dầu đều giảm giá. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 120 đồng/lít còn 22.420 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 120 đồng/lít còn 23.320 đồng/lít; giá dầu diesel giảm 550 đồng/lít xuống 20.250 đồng/lít.

Ở kỳ điều hành lần này, nhà chức trách tiếp tục không chi từ Quỹ bình ổn với các mặt hàng xăng, dầu. Trong khi đó, so với kỳ điều hành ngày 21/2, xăng RON 95-III trích từ Quỹ bình ổn tăng từ 0 đồng lên 200 đồng/lít; E5 RON 92 tăng lên 250 đồng một lít.

Riêng đối với dầu diesel, mức trích quỹ giảm 100 đồng so với kỳ điều hành trước còn 500 đồng. Mức trích lập vào quỹ với dầu hỏa tăng 100 đồng, là 300 đồng/lít. Riêng mức trích lập với dầu mazut vẫn duy trì 0 đồng/kg như cách đây 10 ngày.

Trong kỳ điều hành lần trước, Liên Bộ Công thương – Tài chính đã thực hiện điều hành giá xăng dầu theo quy định vào chiều 21/2. Theo đó, giá mặt hàng xăng đồng loạt giảm từ 15h chiều hôm nay. Mỗi lít xăng RON 95 sẽ giảm 320 đồng, còn 23.440 đồng; mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 320 đồng xuống 22.540 đồng.

Không chỉ xăng, trong kỳ điều hành lần này, giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm. Cụ thể, dầu diesel giảm 700 đồng còn 20.860 đồng/lít; dầu hỏa giảm 750 đồng/lít, mức giá bán mới là 20.840 đồng. Chỉ riêng dầu mazut tăng 620 đồng, bán ở mức 14.250 đồng/kg.

Cơ quan điều hành trong kỳ điều chỉnh lần này đã quyết định không trích lập, không chi Quỹ Bình ổn xăng dầu với xăng.

2 Bộ giải trình về thị trường xăng dầu

Trước đó, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã giải trình về các vấn đề liên quan trong phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu vào sáng 28/2 do Ủy ban Kinh tế – Quốc hội khóa IV tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết đã thành lập 3 đoàn thanh tra, kiểm tra trước hiện tượng một số đơn vị kinh doanh xăng dầu ở một số địa phương có dấu hiệu găm hàng, tạo khan hiếm nhằm mục đích trục lợi.

Được biết, lực lượng quản lý thị trường từ năm 2022 đã giám sát trên 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước và thanh tra, kiểm tra trên 2.700 vụ, xử lý trên 600 vụ với số tiền xử phạt khoảng 20 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, tuy đây là giải pháp tình thế nhưng đã góp phần làm lành mạnh hóa thị trường xăng dầu trong nước”.

Exit mobile version