Giá xăng ngày mai (21/5) sẽ tiếp tục tăng?

Giá xăng ngày 21/6 giữ nguyên, dầu tăng nhẹ 130-150 đồng/lít

Các doanh nghiệp đầu mối nhận định giá xăng ngày mai có khả năng tăng nếu không trích Quỹ bình ổn.

Giá xăng ngày mai có thể tăng 500-700 đồng/lít

Giá thành phẩm xăng dầu nhập khẩu ở thị trường Singapore hiện vẫn chưa được Bộ Công Thương cập nhật dù mai (21/5) là kỳ điều hành mới của giá xăng dầu. Dù vậy, số liệu từ thị trường thế giới cho thấy, bình quân giá xăng dầu vẫn tăng so với chu kỳ trước.

Theo chia sẻ của một lãnh đạo đầu mối xăng dầu ở TP HCM, so với chu kỳ trước, bình quân giá xăng nhập khẩu tăng khoảng 5-6%. Các doanh nghiệp hiện đang lỗ khoảng 1.000-1.100 đồng với mặt hàng xăng. Vì thế mà sau khi cân đối, cơ quan quản lý có thể tăng 500-700 đồng/lít với xăng, dầu giữ nguyên giá hoặc giảm nhẹ trong kỳ điều hành này.

Lãnh đạo xăng dầu ở Hà Nội cũng có cùng quan điểm về việc giá xăng ngày mai tăng và cho biết, giá xăng nhập khẩu tăng cao đã đẩy doanh nghiệp rơi vào cảnh lỗ. Trong khi đó, Quỹ bình ổn tại doanh nghiệp lại đang âm. Do vậy, có thể cơ quan quản lý phải tăng giá mà không trích Quỹ với xăng trong kỳ điều hành này.

Trong kỳ điều hành trước, giá xăng ngày 11/5 đã lập đỉnh mới. Sau khi tăng khoảng 1.550 đồng, giá xăng E5 RON92 đã cán mốc 28.950 đồng/lít, giá xăng RON95 là 29.980 đồng/lít. Loại xăng cao cấp – RON95 V giá đã vượt 30.000 đồng.

Kỳ điều hành lần trước, chỉ có dầu mazut giữ nguyên giá bán ở mức 21.560 đồng/kg. Giá dầu hỏa tăng lên 25.160 đồng/lít; giá dầu diesel là 26.650 đồng/lít.

Giá dầu thế giới giảm mạnh trong 3 ngày qua

3 ngày qua, giá dầu trên thế giới giảm mạnh. Đặc biệt, ngày 18/5, giá dầu thô giảm đến 2,5%, giá dầu Brent giảm xuống 109,11 USD/thùng, WTI của Mỹ còn 109,59 USD/thùng.

Giá dầu trên thế giới 3 ngày qua có xu hướng giảm.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng, khi Trung Quốc cho mở cửa lại thành phố Thượng Hải sau giai đoạn chống dịch nghiêm ngặt, dầu sẽ tăng mạnh trở lại bởi nhu cầu về dầu ở Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Nếu giao thương giữa Trung Quốc và các quốc gia khác thuận lợi thì sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu.

Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột Nga – Ukraine vào cuối tháng 2/2022, giá dầu tăng khoảng 20%, khiến cho thị trường năng lượng toàn cầu chao đảo.

Thông tin trên báo Hà Nội Mới, nhà phân tích thị trường tại Công ty Dịch vụ ngoại hối City Index (Vương quốc Anh) – Fawad Razaqzada cho biết: “Trừ khi OPEC+ gia tăng sản lượng nhanh chóng, còn không thì rất khó để thấy giá dầu có thể giảm”.

Exit mobile version