Giải mã cơn sốt XRP bất thường trong 24 giờ

Cơn sốt giao dịch tiền điện tử của Hàn Quốc đã quay trở lại trước sự thăng hoa đột ngột của token XRP

XRP bất ngờ tăng giá khiến khối lượng giao dịch tăng lên hàng tỷ USD chỉ trong 24 giờ ở thị trường Hàn Quốc. 

Cơn sốt giao dịch tiền điện tử của Hàn Quốc đã quay trở lại trước sự thăng hoa đột ngột của token XRP (Ripple). 

Trong 24 giờ qua, giao dịch XRP chiếm 37% tổng khối lượng trên Bithumb, 18% khối lượng trên UpBit, 50% tổng khối lượng giao dịch trên sàn Korbit. Tổng khối lượng giao dịch của token này đạt hàng tỷ USD trên 3 sàn giao dịch hàng đầu Hàn Quốc là UpBit, Bithumb và Korbit. 

UpBit dẫn đầu khối lượng giao dịch XRP trên thế giới với hơn 790 triệu USD trong 24 giờ, con số này với Binance là 720 triệu USD. 

Trong 7 ngày qua, XRP tăng trần 26%, hiện đang “trading” ở mức 0,53 USD, ATH 0,558 USD. 

Tại sao XRP tăng hạng bất ngờ?

Các trader nổi tiếng ở xứ sở kim chi đã không ngại cổ vũ sự hưng phấn bất ngờ của XRP. 

Nhiều địa điểm được đánh dấu là Kimchi Premium (giá Bitcoin tại các sàn giao dịch địa phương có thể “phá giá” trading mức cao hơn 30% so với các nơi khác).

Theo đó, một vài giao dịch được xác định là “wash trading” – 1 dạng thao túng thị trường, các nhà giao dịch liên tục mua-bán cùng 1 tài sản để khiến khối lượng tài sản đó tăng mạnh, đánh lừa hoạt động thị trường. Hành động này thường xuất hiện ở thị trường mua-bán NFT. 

Thư viện crypto: NFT wash trading là gì? Cách nhận biết các dấu hiệu của wash trading

Trong vài ngày qua, mã token lừng danh nhà Ripple được quan tâm hết mức trước suy đoán rằng token nhà Ripple có thể về dưới trướng của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn Mỹ (CFTC) khi được liệt vào danh mục “hàng hóa” tương tự như dầu khí, vàng,….

Ngoài ra, vụ kiện kéo dài đằng đẵng với SEC cũng sắp kết thúc – SEC một mực cho rằng token này là chứng khoán cùng với hơn 12.000 Altcoin, Stablecoin khác. Nếu CFTC phân loại XRP là một loại “hàng hóa” tương tự như BTC và ETH thì có nghĩa Ripple sẽ thắng kiện. Kết quả này có thể đã trở thành động lực tăng giá cho token nhà Ripple trong thời gian qua. 

Chuyên gia quản lý đầu tư Lewis Harland đến từ quỹ chiến lược Decentral Park Capital nhận xét: “XRP tăng giá có thể bắt nguồn từ kết quả sau này với SEC – nơi chúng ta chứng kiến sự lạc quan của Ripple nhiều hơn là những khẳng định thép của SEC”.

Câu chuyện mãi không có hồi kết

SEC sẽ tiếp tục hành trình của mình khi kiên quyết gọi các giao dịch XRP là chứng khoán hay Ripple có thể chứng minh trước tòa án rằng mình vô tội?

Vụ việc bắt đầu khi theo luận điểm của SEC, XRP của Ripple giống như là một loại chứng khoán chứ không đơn thuần như các loại tiền điện tử thông thường khác. Bởi vậy, SEC đã cáo buộc công ty Ripple bán chứng khoán mà không “thông báo” với SEC. 

Về phía đối thủ, Ripple được thành lập với tổng nguồn cung ban đầu là 100 tỷ XRP. Ripple Labs quản lý 80 tỷ XRP, còn lại 20 tỷ XRP được phân bổ cho các thành viên sáng lập.

1 thời gian sau, Ripple đã bán XRP và thu về 48 tỷ USD nhưng lại vẫn quản lý hầu hết XRP.

Theo điều này, SEC cho rằng, về bản chất, nhà đầu tư tiền ảo khi mua XRP đã giống như mua cổ phần hay cổ phiếu của một công ty chứ không phải mua khối lượng tiền ảo.

Tháng 9/2021, Thẩm phán Mỹ – ông Sarah Netburn đã từ chối cấp cho Ripple quyền truy cập vào các tài liệu nội bộ của nhân viên SEC đã thực hiện các giao dịch bằng Bitcoin, Ethereum hoặc XRP.

Ripple cho rằng các giao dịch XRP không phải là chứng khoán do không có “hợp đồng đầu tư” nào cấp quyền cho các nhà đầu tư. Mọi chuyện dần đi đến những phút cuối cùng, SEC cũng có động thái muốn nhanh chóng kết thúc vụ kiện kéo dài 2 năm qua với công ty này theo chiều hướng tích cực.

Nguồn CoinDesk

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác. 

Exit mobile version