Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay từ 30% lên 50% để hỗ trợ ngành hàng không.

Nếu thông qua, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay chỉ còn 1.500 đồng/lít

Dự án Nghị quyết thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay từ 1/1 đến hết 31/12 năm sau đang được Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo để trình Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Theo quy định hiện hành, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay bằng mức trần trong khung thuế là 3.000 đồng/lít. Với mức đề xuất giảm 50%, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay cho năm 2022 sẽ còn 1.500 đồng/lít.

Từ tháng 8/2020 đến hết năm 2021, mức thuế này được giảm 30%, ở mức 2.100 đồng/lít. Bộ Tài Chính chia sẻ, việc đề xuất tăng mức giảm thuế từ 30% lên 50% nhằm hỗ trợ hơn nữa cho ngành hàng không.

Thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay là khoản thu khi sử dụng nhiên liệu bay. Thời gian qua, các doanh nghiệp vận tải hàng không hạn chế hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có lúc gần như đóng băng.

Báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho thấy, từ đầu tháng 5 đến nay, gần như 100% chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đóng băng. Năm 2020, doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam giảm 60%. Năm 2021 dự kiến sẽ tiếp tục giảm thêm. Số lỗ của năm 2021 sẽ lớn hơn mức 16.000 tỷ đồng của năm 2020. Theo dự kiến, số tiền nộp ngân sách sẽ giảm 10.000 tỷ đồng.

Chính vì vậy, giai đoạn vừa qua, chính sách giảm thuế chưa phát huy hết mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp. Việc tiếp tục giảm thuế nhiên liệu bay trong năm 2022 được cho là cần thiết để hỗ trợ ngành hàng không ở giai đoạn bình thường mới.

Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành nghị quyết về thuế bảo vệ môi trường theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Giảm gánh nặng cho ngành hàng không, thúc đẩy ngành khác phát triển

Theo Bộ Tài chính, trong ngắn hạn, sản lượng tiêu thụ bay khó có thể bằng sản lượng trước khi có dịch (năm 2020). Nếu mỗi tháng, sản lượng tiêu thụ nhiên liệu bay trung mình dao động từ từ 70 triệu lít đến 96 triệu lít (tương đương năm 2020), số thu ngân sách giảm dao động từ 1.386 tỷ đồng đến 1.900 tỷ đồng (bao gồm thuế bảo vệ môi trường và giá trị gia tăng).

Khoản giảm thu thuế bảo vệ môi trường chính là khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước, góp phần giảm gánh nặng chi phí cho ngành hàng không.

Trên thế giới, Trung Quốc, Thái Lan tiến hành nới lỏng thuế, phí. Trong khi đó, Singapore, Canada… lại trực tiếp bơm tiền bù đắt chi phí cho doanh nghiệp, mua trái phiếu chuyển đổi hoặc mua cổ phiếu để tăng vốn, nhằm hỗ trợ cho ngành hàng không.

Tại Việt Nam, theo đánh giá của Bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay tác động đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Bởi vậy, giải pháp hỗ trợ này được đánh giá là phù hợp, giúp giảm chi phí bay. Ngoài ra, trong bối cảnh suy yếu dòng tiền, nó còn gián tiếp tạo nguồn tài chính cho doanh nghiệp.

Ngành Vận tải hàng không có vị trí quan trọng trong nền kinh tế-xã hội. Việc giảm thuế gián tiếp khuyến khích các ngành kinh tế khác như thương mại, dịch vụ, du lịch… phát triển.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version