Kì lân một thời của ngành kinh doanh xe đạp công nghệ thông báo thay đổi giám đốc điều hành và sa thải 2.800 người, giá cổ phiếu của công ty lập tức tăng hơn 30%.
Ngày 8/2, Peloton, một startup về ứng dụng công nghệ vào các loại máy tập của Mỹ, đã tăng hơn 20% sau khi công bố thay đổi CEO và sa thải khoảng 2.800 người.
Peloton từng được mệnh danh là “Apple” trong lĩnh vực thể hình. Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 1/2021 trong thời kỳ đại dịch bùng nổ ở Mỹ, giá cổ phiếu của công ty đã tăng từ mức thấp nhất là 17,7 USD / cổ phiếu lên mức cao nhất của 171,09 USD / cổ phiếu, tăng gần 10 lần.
Tuy nhiên, do một loạt các vấn đề về an ninh và chuỗi cung ứng , giá cổ phiếu đã rơi tự do tới 80%, và giá trị thị trường giảm từ hơn 50 tỷ USD xuống dưới 10 tỷ USD.
Sau khi thông báo thay đổi ban lãnh đạo được đưa ra vào ngày 8/2, giá cổ phiếu của Peloton đã tăng hơn 30% trên thị trường chứng khoán Mỹ và cuối cùng đóng cửa tăng 25,28% ở mức 37,27 đô la / cổ phiếu, với giá trị thị trường là 12,3 tỷ USD.
Thời kỳ đỉnh cao đã qua
Trong thời gian đại dịch bùng nổ, những khách hàng đã đặt mua thiết bị thể thao của Peloton online và xem các lớp học trực tuyến ảo của Peloton, do đó, không có gì ngạc nhiên khi giá trị của Peloton tăng vọt.
Nhưng khi tình trạng phong tỏa giảm bớt và các phòng tập bắt đầu chật kín trở lại, hiệu quả hoạt động của công ty bắt đầu giảm, với giá trị thị trường của công ty giảm từ mức cao 50 tỷ USD xuống còn khoảng 8 tỷ USD.
Vào tháng 11, Peloton đã cắt giảm dự báo cho năm tài chính 2022 sau khi báo cáo doanh thu chậm lại và tăng trưởng người dùng yếu hơn. Cựu CEO John Foley cảnh báo vào thời điểm đó rằng ngày càng khó dự đoán sự phát triển của Peloton vì thành công rực rỡ trước đó của công ty có được nhờ đại dịch.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng Peloton có sự gắn bó với người dùng và thị trường đánh giá thấp giá trị của những người dùng Internet thể dục hiện có của công ty. Vào cuối năm ngoái, công ty có 2,5 triệu người dùng đã mua các sản phẩm phần cứng và các khóa học trả phí.
Tại sao CEO của Peloton phải từ chức?
Trước đó, Blackwells Capital, công ty sở hữu gần 5% cổ phần của Peloton, đã đệ trình một bức thư dài 65 trang lên hội đồng quản trị của công ty yêu cầu Giám đốc Tài chính Jill Woodworth và Giám đốc điều hành John Foley từ chức và xem xét bán công ty.
Ngoài ra, Blackwells Capital cho biết trong bức thư rằng với tư cách là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành, ông Foley đã đưa ra lý do dự báo thất bại, chiến lược không nhất quán và các vấn đề quản trị như thiếu kiểm soát tài chính.
CEO của Peloton sẽ được thay thế bởi Barry McCarthy, cựu CEO của Spotify và Netflix.
Giám đốc đầu tư của Blackwells, Jason Aintabi cho biết cuộc cải tổ hội đồng quản trị kêu gọi kiểm tra sổ sách của Peloton để điều tra hành vi của hội đồng quản trị và ban quản trị công ty.
Hiện tại, một số công ty tiềm năng như Amazon và Nike đang để mắt đến Peloton. Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, việc tái cơ cấu của công ty có nghĩa là công ty sẽ không xem xét việc bán mình cho Amazon, Nike và các công ty khác trong ngắn hạn. Foley cho biết công ty đã sớm có kế hoạch thay thế Giám đốc điều hành và McCarthy mới chỉ ra mắt cách đây vài tuần.
Peloton sau đó sẽ sa thải 20% lực lượng lao động (khoảng 2.800 người) để đối phó với tình trạng thua lỗ ngày càng tăng. Nhưng việc sa thải sẽ không ảnh hưởng đến trải nghiệm và nội dung của Peloton.