Cắt giảm 50% tổng sản lượng đánh bắt cá trích ở phía Tây biển Baltic

Cắt giảm 50% tổng sản lượng đánh bắt cá trích ở phía Tây biển Baltic

Cắt giảm 50% tổng sản lượng đánh bắt cá trích ở phía Tây biển Baltic

EU vừa đạt được thỏa thuận về tổng sản lượng được phép đánh bắt cá ở Biển Baltic vào năm 2022.

Ngày 12/10, các Bộ trưởng nông nghiệp và thủy sản của EU đã đạt được một thỏa thuận chính trị về tổng sản lượng đánh bắt được phép (TAC) của năm 2022 cũng như hạn ngạch đối với 10 nguồn cá quan trọng nhất về mặt thương mại ở Biển Baltic.

Thỏa thuận quy định về số lượng của từng loài mà các quốc gia thành viên sẽ được phép đánh bắt vào năm 2022 cũng như các điều kiện nhất định các tàu cá hoạt động trong khu vực phải chấp hành.

Cụ thể, tổng sản lượng đánh bắt được phép đối với cá trích ở phần phía Tây của biển Baltic được giới hạn trong các mẻ cá và bị cắt giảm 50%, ở Trung Baltic bị cắt giảm 45%.

Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận về tổng sản lượng được phép đánh bắt cá ở Biển Baltic vào năm 2022.

Hội đồng tiếp tục giới hạn số lượng đối với các loại cá không được cải thiện về nguồn dự trữ như cá tuyết, cá hồi và chỉ đặt ra một tổng sản lượng đánh bắt được phép cụ thể cho các lô hàng.

Tuy nhiên, đối với một số nguồn cá có khả năng phục hồi như cá bơn và cá trích, tổng sản lượng đánh bắt được phép đã tăng lần lượt là 25% và 13%.

Vào năm 2019, EU từng có khoảng thời gian công bố lệnh cấm đánh bắt cá tuyết tại vùng biển Baltic từ 23/7 đến 31/12.

Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo nếu không hành động ngay lập tức, nguồn cá tuyết sẽ cạn kiệt.

EC thừa nhận đánh bắt quá mức không phải là yếu tố duy nhất đe dọa nguồn cá tuyết tại vùng biển Baltic, mà các yếu tố môi trường trong đó bao gồm các yếu tố liên quan đến nguồn nước như thiếu độ mặn, nhiệt độ quá cao, oxy quá ít và thực vật ký sinh… cũng là nguyên nhân khiến nguồn cá giảm mạnh.

Sản lượng đánh bắt các loại cá không có nguồn dự trữ như cá tuyết, cá hồi bị giới hạn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Slovenia – Joze Podgorsek đánh giá cao thỏa thuận vừa đạt được và cho biết, các bên đã cố gắng đưa các vị trí khác nhau đến gần hơn và đạt được thỏa thuận chung.

Hội đồng đã phải cân bằng lợi ích và nhu cầu kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân vùng biển Baltic với tính bền vững lâu dài của nguồn cá trong khu vực. Điều quan trọng là thỏa thuận được dựa trên các ý kiến ​​khoa học đúng đắn và phản ánh cam kết của Hội đồng trong việc đạt được các mục tiêu của Chính sách nghề cá chung đồng thời giải quyết các mối quan tâm về môi trường.

Được biết, dự kiến thỏa thuận sẽ sớm được chính thức thông qua bằng thủ tục văn bản sau khi sửa đổi về mặt pháp lý và ngôn ngữ.

Điều 43 của Hiệp ước về Hoạt động của Liên minh châu Âu (TFEU) quy định, Hội đồng có trách nhiệm ấn định và phân bổ các cơ hội đánh bắt, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban và không cần tham khảo ý kiến của Nghị viện châu Âu hoặc Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Âu.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version