Nga sẽ loại bỏ USD và Euro trong giao dịch năng lượng?

Giao dịch năng lượng, Nga sẽ bỏ dùng USD và Euro

Moksva cho biết, trong các giao dịch năng lượng sẽ loại bỏ hoàn toàn việc dùng USD và euro để chuyển sang sử dụng các nội tệ quốc gia tương ứng.

Nga sẽ bỏ dùng USD, Euro trong giao dịch năng lượng

Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết thông tin này trong một cuộc phỏng vấn kênh truyền hình Russia-1 TV hôm 22/4. Ông Alexander Novak cho hay, hầu hết giao dịch năng lượng với các đối tác nước ngoài hiện được thực hiện bằng đồng ruble và nhân dân tệ. Thời gian tới đây, USD và euro sẽ bị Moskva loại bỏ hoàn toàn khỏi các giao dịch này.

Được biết, động thái trên của Nga nằm trong kế hoạch nhằm ứng phó các lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên nước này liên quan đến xung đột Nga – Ukraine. Nhiều ngân hàng Nga hiện nay đã bị ngắt khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc tế (SWIFT), không thể thực hiện nhiều giao dịch.

Theo chia sẻ của Phó thủ tướng Nga, tiền khí đốt, dầu đã được các đối tác của họ ở Trung Quốc thực hiện thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và ruble. Khi trả lời Russia-1 TV, vị này nói rằng: “Trong bối cảnh hiện nay, cơ chế thanh toán chỉ có thể được tiến hành thông qua sử dụng đồng nội tệ”.

Nga sẽ thực hiện hầu hết giao dịch năng lượng với các đối tác nước ngoài bằng đồng ruble và nhân dân tệ.

Ngoài ra, Phó thủ tướng Nga cũng cam kết rằng, Moskva sẽ cải thiện hệ thống thanh toán lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của các nước với năng lượng Nga.

Lời cảnh báo của Ngân hàng Trung ương châu Âu

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, tỷ lệ thanh toán bằng euro và USD của Nga năm ngoái trong các giao dịch với đối tác nước ngoài giảm mạnh, từ mức 79% hồi đầu năm còn 50% vào thời điểm cuối năm. Trong khi đó, tỷ trọng dùng nhân dân tệ cho các giao dịch tiền tệ của Nga năm ngoái tăng trên 30%.

Bộ Tài chính Nga hồi đầu năm nay cho biết, đối với quỹ đầu tư quốc gia nước này, nhân dân tệ “đang ngày càng quan trọng. Tỷ lệ nhân dân tệ tối đa họ có thể nắm giữ đã được nâng gấp đôi, lên mức 60%, từ tháng 12 năm ngoái.

Trong diễn biến liên quan, hôm 17/4, ECB – Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đưa ra cảnh báo rằng, Mỹ và eurozone không nên coi vị thế quốc tế của euro, USD là điều hiển nhiên, nhất là khi Nga và Trung Quốc muốn tạo ra cơ chế riêng để tìm đồng tiền thay thế trong thanh toán.

Exit mobile version