Giới trẻ Mỹ đua nhau thất nghiệp hậu Covid-19

ViMoney-giới-trẻ-mỹ-dua-nhau-that-nghiep-hậu-covid-19

Thất nghiệp – cụm từ nhiều người nghe đã thấy lo sợ, thế nhưng, sau những tác động vô hình của đại dịch, giới trẻ Mỹ chọn cách nghỉ ngơi, để hưởng thụ cuộc sống tự do.

Đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới chịu thiệt hại, kinh tế toàn cầu trong những tháng cuối năm vẫn đứng trước thách thức rủi ro, tình trạng đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang khiến đà phục hồi bị chặn lại, khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch kinh tế rõ hơn bao giờ hết sau đại dịch.

Thị trường việc làm của Mỹ đã trở về lại đà tăng trưởng kể từ khi vượt qua làn sóng sa thải hàng loạt khi các doanh nghiệp phải đóng cửa hay cắt giảm hoạt động vào tháng 3/2020.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm mạnh khi các doanh nghiệp đã khắc phục được phần lớn tình trạng lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên 1 bộ phận người trẻ ở Mỹ có xu hướng hưởng thụ cuộc sống tự do, sống nhờ trợ cấp thất nghiệp để an nhàn.

Bảng tuyển dụng của 1 cửa hàng Starbuks trên đường phố New York hồi tháng 3.

Vào tháng 8/2021, 4,3 triệu người lao động ở Mỹ đã từ chối cơ hội việc làm chỉ tính riêng trong tháng đó. Đây là con só kỷ lục khiến bộ Lao động Mỹ phải giật mình, tỷ lệ chuyển đổi việc làm hàng tháng trong hơn 30 năm tốc biến, ít nhất 30 triệu người đã bỏ việc.

Thế hệ trẻ cảm thấy tuyệt vọng vì căng thẳng dịch bệnh cùng những trải nghiệm tồi tệ trong đại dịch. Nhiều người chọn cách thất nghiệp để thiết lập lại cuộc sống.  

Ở diễn biến khác, tình trạng thiếu người làm trong ngành dịch vụ diễn ra tại hầu khắp các bang ở nước Mỹ làm dấy lên lo ngại người trẻ không muốn làm việc.

Tháng 4/2020, tỷ lệ người thất nghiệp ở Mỹ đạt đỉnh, các gói cứu trợ được Chính phủ Mỹ thông qua có nguy cơ thổi bùng thâm hụt ngân sách của Mỹ, tuy nhiên điều ấy lại góp phần tạo ra 1 thế hệ người trẻ lười biếng thích thất nghiệp để nhận tiền cứu trợ, thời gian rảnh ngồi trước màn hình tivi xem truyền hình thực tế hơn là đi làm. 

Thế nhưng nhìn nhận ở 1 khía cạnh khác, câu chuyện thất nghiệp bắt nguồn từ việc trả lương thấp. Lương của người lao động không đủ để họ có thể chi trả các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống.

Đề xuất tăng lương giờ làm lên 15 USD/giờ của Tổng thống Nhà Trắng Joe Biden vấp phải sự phản đối của nhiều doanh nghiệp.

Theo dữ liệu từ cục Điều tra Dân số Mỹ, số đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân đang ở mức cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Các nhà hoạch định tin rằng đây là dấu hiệu đáng mừng. Sau khủng hoảng, nhiều người trẻ tuổi đã tự nhận ra rằng có nhiều cách để kiếm tiền chứ không đơn thuần là phải đi làm thuê cho 1 ai đó, họ hoàn toàn có thể tận dụng mọi điều kiện thuận lợi để tự kiếm tiền, thậm chí rất nhiều tiền cho tương lai.

Thất nghiệp hay không thất nghiệp chỉ là sự thay đổi khái niệm đơn thuần nhưng lại là 1 sự đánh giá khái quát khi nhìn vào các chỉ số chất lượng cuộc sống cũng như mục đích sống.   

Zoe Nguyen (Tổng hợp)

Exit mobile version