Goldman Sachs cảnh báo lạm phát sẽ không cải thiện cho đến cuối năm sau

Goldman cảnh báo lạm phát sẽ không cải thiện cho đến cuối năm sau

Trong câu chuyện lạm phát đang trở thành điểm nóng, người tiêu dùng Mỹ đang vật lộn với mức tăng giá nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, bao gồm chi phí của mọi thứ, từ ô tô, xăng dầu đến thực phẩm đều tăng trên toàn quốc.  

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs cảnh báo rằng sự gián đoạn do đại dịch gây ra trong chuỗi cung ứng toàn cầu khiến các cảng bị tắc nghẽn và sự tồn kho kéo dài trong nhiều tháng. Vấn đề này có thể kéo dài hơn dự kiến ​​do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đặc biệt vào dịp lễ cuối năm.  

Ngân hàng Goldman Sachs đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay xuống 5,6%, so với mức 5,7% đưa ra trước đó, trước tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 đối với các dịch vụ tiêu dùng. Đồng thời đơn vị này cũng “tiên tri” con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ở mức 5,7% trong năm 2021 và tăng trưởng 4,4% trong năm 2022.

Goldman Sachs nhấn mạnh, rõ ràng là quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến ​​ban đầu, và lạm phát quá mức có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn.

 Tác động của đại dịch Covid-19 đối với các dịch vụ tiêu dùng dự kiến sẽ kéo dài hơn. 

Lạm phát có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi nó bắt đầu được cải thiện.  

Lạm phát đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 5/1991. (Vào tháng 9, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng đã tăng lên 4,4%, cao hơn nhiều so với con số yêu thích của FED là 2%).

Tuy nhiên, ngân hàng trung ương Mỹ vẫn giữ vững lập trường của mình rằng lạm phát chỉ là vấn đề tạm thời và dự kiến ​​sẽ hạ nhiệt vào năm tới khi mọi áp lực lên chuỗi cung ứng bắt đầu tiêu biến.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs – người đã dự đoán rằng chỉ số PCE cốt lõi sẽ tăng từ 3,6% lên 4,4% vào cuối năm 2021 đã tán thành ý kiến ​​đó. Họ dự báo lạm phát sẽ hạ nhiệt nhẹ xuống 2,3% vào cuối năm 2022 và giảm xuống 2,1% vào cuối năm 2023.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nhiều lần đổ lỗi nguyên nhân khiến lạm phát cao nhất trong 30 năm là do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu hụt hàng hóa do đại dịch gây ra, sau đó là nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén, đồng thời bác bỏ ý kiến ​​cho rằng áp lực tiền lương từ thị trường lao động thấp là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

“Kỳ vọng cơ bản của chúng tôi là tình trạng tắc nghẽn và thiếu hụt nguồn cung sẽ còn kéo dài trong năm tới và lạm phát cũng tăng cao”, Powell. Tuy nhiên, Chủ tịch FED thừa nhận rằng lạm phát có thể kéo dài đến nửa cuối năm 2022 trước khi nó bắt đầu giảm xuống.

Ngân hàng trung ương Mỹ thông báo rằng họ sẽ giảm chương trình mua trái phiếu kích thích tăng trưởng kinh tế trước đó của mình xuống 15 tỷ USD vào giữa tháng 11, giảm 10 tỷ USD mua trái phiếu kho bạc dài hạn một tháng và 5 tỷ USD/tháng mua chứng khoán thế chấp.

Việc mua tài sản hàng tháng nhằm mục đích ổn định thị trường tài chính và giữ cho lãi suất tín dụng ở mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch.  

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn Fox News)

Exit mobile version