Google “cay đắng” nhận thua trong trận chiến chống độc quyền với EU

Google “cay đắng” trong trận chiến chống độc quyền kỷ lục của EU

Tiếng búa công lý giáng xuống, Google liệu có nhận thua?

Tòa án Liên minh Châu Âu đã ra phán quyết rằng Ủy ban Châu Âu đã đúng khi phạt Google vì vi phạm chống độc quyền.  

Đây không phải là lần đầu tiên tòa án Liên minh EU đưa ra phán quyết về một vụ kiện chống độc quyền do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra và đối tượng nhắm vào là một “đại gia” công nghệ.

Tòa án Liên minh Châu Âu đã ra phán quyết rằng Ủy ban Châu Âu đã đúng khi phạt Google vì vi phạm chống độc quyền.  

Tòa án chung của Liên minh Châu Âu tại Luxembourg đã giữ nguyên quyết định trước đó vào năm 2017 rằng Google phải trả khoản tiền phạt 2,42 tỷ euro (2,8 tỷ USD) vì lạm dụng vị thế thống trị thị trường của mình đối với các quảng cáo mua sắm và thao túng tìm kiếm bất hợp pháp.  

Bằng cách này, “Google đã rời khỏi cuộc cạnh tranh về giá trị”, tòa án cho biết trong một thông cáo báo chí vào ngày 11/11. Được biết, phán quyết này có thể được Google kháng cáo và đưa lên tòa án cao nhất của EU.

Người phát ngôn của EC cho biết qua email: “Phán quyết đưa ra thông điệp rõ ràng rằng hành vi của Google là bất hợp pháp và nó cung cấp sự rõ ràng về mặt pháp lý cho thị trường chung”.

Sau phán quyết, người phát ngôn của Google nói với CNBC: “Phán quyết này liên quan đến một loạt sự kiện rất cụ thể và trong khi chúng tôi sẽ xem xét lại cẩn thận, chúng tôi đã thực hiện các thay đổi từ năm 2017 để tuân thủ quyết định của EC”.

Án phạt trên là 1 phần trong 3 án phạt chống độc quyền với tổng trị giá hơn 8 tỷ USD mà EC đã áp lên Google từ năm 2017 đến năm 2019. EC cáo buộc “đại gia” công nghệ này có hành vi hạn chế cạnh tranh thông qua sự thống trị của hệ điều hành Android.

Khách quan nhìn nhận, khoản phạt này đối với Google mà nói không mấy nặng nề khi mà vốn hóa của Alphabet đã đạt đỉnh cao mới. Bắt đầu từ tháng 8/2021 Alphabet (Google) có giá trị vốn hóa thị trường là 2.000 tỷ USD, tăng 1.090 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái.

Tản mạn chuyện chống độc quyền “không của riêng ai”

Liên minh châu Âu hiện đang thảo luận lại về các quy tắc cứng rắn hơn nữa để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa 27 quốc gia thành viên.

Quay lại tháng 8/2016, EC đã quyết định đưa mức phạt 13 tỷ euro đối với Apple của Mỹ về hành vi trốn thuế tại quốc gia thành viên Ireland. Đây được coi là mức án phạt cao nhất trong lịch sử của EU.

Vào tháng 7/2020, tòa án sơ thẩm ở châu Âu đã ra phán quyết rằng EC đã không chứng minh được rằng Apple được hưởng thuế từ những chính sách dễ thở từ chính phủ Ireland. Bởi vậy chẳng có căn cứ để có thể yêu cầu Apple phải bồi hoàn 13 tỷ euro (14,9 tỷ USD).

Phán quyết của tòa án đã giáng một đòn mạnh vào Margrethe Vestager – Cao ủy phụ trách cạnh tranh của EC. Margrethe Vestager một mực cho rằng Apple đã hưởng lợi quá nhiều từ chính sách ưu đãi thuế “thơm” của Ireland và cần phải trả lại thuế cho nước này.

Trước phán quyết trên, Margrethe Vestager đã kháng cáo và đẩy vụ án lên tòa án cao nhất của EU, Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) – nơi vụ việc vẫn chưa được đưa ra phán quyết.

Vào thời điểm đó, Apple tạm được nhận “án trắng”. Tòa án cũng làm rõ 1 trong những thách thức với chính sách cạnh tranh châu Âu trong các cuộc chiến chống độc quyền đó là Ủy ban châu Âu (EC) phải đứng ra chịu trách nhiệm về bằng chứng chứ không phải là bị đơn.

Các nhà phân tích chỉ ra rằng, với sự kiện Apple, phán quyết của EU không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của Ireland với các đồng minh EU và nhà đầu tư Mỹ mà còn khiến mô hình phát triển kinh tế bền vững ở Ireland gặp nhiều bất lợi.

Big Tech liệu có chịu ảnh hưởng?

Trong động thái mới nhất, có vẻ như Mỹ và EU liên thủ gia tăng sức ép lên Big Tech.

Không chỉ dừng lại ở đó, EU tiếp tục nhắm vào các công ty đa quốc gia khác của Mỹ như Amazon, Mc Donald’s hay Starbucks. Động thái của EU đã gây ra vết rạn đối với mối quan hệ với Mỹ.

Bộ Tài chính Mỹ đã lên tiếng cảnh báo sẽ có những phản ứng thích hợp nếu EU tiếp tục hành động “đòi thuế”. Mỹ cho rằng hành động của EU đã khiến tinh thần hợp tác kinh tế song phương bị ảnh hưởng, gây tác động tiêu cực đến việc đầu tư cũng như môi trường tài chính tại châu Âu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Liên minh châu Âu tiềm ẩn nguy cơ tan rã, đặc biệt sau sự kiện Brexit (Vương quốc Anh rời khỏi EU) chắc chắn các nhà lãnh đạo sẽ đặt cao lợi ích khối với thông điệp cạnh tranh công bằng hơn là những lùm xùm trước đó.

Trong một thời gian dài, Ủy ban châu Âu (EC) có vẻ không “sờ gáy” Big Tech.

* Big Tech: Alphabet (Google, YouTube), Apple, Facebook (nay là Meta), Amazon, Microsoft.

Chuyên gia Thomas Vinje nói thêm: “Động thái của EU với Google là sự minh chứng cho sự kiên trì của EU trong hơn 10 năm ngăn chặn việc chống độc quyền công nghệ, đồng thời tạo sự thuận lợi cho DMA”.

* Digital Markets Act DMA: Đạo luật thị trường kỹ thuật số

DMA là một trong những bộ phận lập pháp lớn mà EU đang thúc đẩy hoạt động để buộc những gã khổng lồ công nghệ trên thế giới phải điều chỉnh phương thức kinh doanh.  

Một trong những thay đổi tiềm năng nhất trong DMA là chống độc quyền, chấm dút chế độ “một tay che thị trường”. Các nhà lập pháp cũng đang xem xét việc hạn chế quảng cáo mục tiêu để mang lại nhiều quyền riêng tư hơn cho người dùng. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của Big Tech.

Zoe Nguyen (Nguồn CNBC)

Exit mobile version