Vào ngày 13/9, đảng Dân chủ Hạ viện Mỹ đã khiến cộng đồng người chơi tiền điện tử choáng váng khi đưa ra dự thảo về dự luật cơ sở hạ tầng thuế hạn chế các nhà đầu tư. Nằm trong dự thảo giám sát, Hạ viện Mỹ có động thái mạnh tay khi đề xuất đánh thuế người dùng tiền điện tử, xóa bỏ lỗ hổng wash sale.
Ngân hàng trung ương Mỹ và Kho bạc Mỹ coi tiền điện tử hiện có vốn hóa trên thị trường khoảng 2.000 tỷ USD có đặc tính giống như sản phẩm nghệ thuật, vàng hay những tài sản có tính chất đầu cơ cao khác.
Quy tắc “bán giả” – wash sale được hiểu là giao dịch mà nhà đầu tư thực hiện để giảm thuế bằng cách bán một mã chứng khoán đang lỗ vào thời điểm cuối năm để xác nhận một khoản lỗ về vốn khi kê khai thuế trong năm đó.
Để ngăn chặn hành vi trái phép này, sở Thuế vụ Mỹ (IRS) đã ban hành Luật Bán giả (Wash-Sale Rule) qui định nếu như nhà đầu tư mua lại một chứng khoán trong vòng 30 ngày kể từ ngày bán thì những khoản lỗ từ giao dịch bán đó sẽ không được ghi nhận vào thu nhập báo cáo. Việc này còn được sử dụng để thao túng giá và trốn thuế.
Điều này có thể sẽ được áp dụng vào giao dịch mua bán tiền điện tử, cấm các nhà đầu tư yêu cầu giảm thuế đối với 1 số tiền ảo được mua lại trong 30 ngày. Người nộp thuế sẽ có trách nhiệm theo dõi lượng tiền giao dịch diễn ra ở các sàn và ví điện tử cá nhân. Hay hiểu đơn giản hơn, thuế đánh vào tiền ảo sẽ phụ thuộc vào khoản chênh lệch giữa khoản đầu từ và thu về từ tiền ảo của một người.
Theo Ủy ban An ninh và Giao dịch Hoa Kỳ, trên thực tế, BTC và các loại tiền điện tử khác là ảo nhưng ảnh hưởng của chúng với thuế trong thực tế cần được nghiêm túc nhìn nhận lại. Người nợ thuế sẽ phải đối chịu cả tiền lãi, tiền phạt, thậm chí có thể bị truy tố hình sự trong một số trường hợp.
Đề xuất trên giống như 1 đòn giáng mạnh đến các nhà đầu tư tiền điện tử đang thực hiện hành vi bán giả ngắn hạn nhằm mục đích trốn thuế. Cơ quan chức năng muốn các khoản giao dịch tiền điện tử lớn phải được báo cáo cho các cơ quan chức năng.
Nhiều chuyên gia trong giới tiền ảo đã không đồng tình với phương án này, bao gồm cả CEO Coinbase, Brian Armstrong. Ông cho rằng dự luật này là bất lợi cho sự đổi mới trong tương lai.
Cùng với các quy định, tiền mã hóa trở thành mục tiêu giám sát nghiêm ngặt từ Ủy ban An ninh và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Gần đây, hai công ty lớn tập trung vào tiền mã hóa, Coinbase và Uniswap đang phải đối mặt với các cuộc thăm dò đến từ SEC.
Dự luật vẫn cần phải được Hạ viện thông qua trước khi được tổng thống Joe Biden ký thành luật, nó cũng tạo thêm cơ hội cho các điều khoản về tiền điện tử được sửa đổi. Nếu được thông qua và ký thành luật “wash sale”, kế hoạch sẽ yêu cầu người dùng tiền điện tử phải báo cáo thuế theo các quy tắc mới bắt đầu từ ngày 31/12.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Nguồn Forbes/Beincrypto)